Cái kết nào cho kẻ đào tẩu?
Tổng cục 3 của Cơ quan An ninh Liên bang Nga là đơn vị chuyên săn lùng những quân nhân phản bội, đào tẩu ra nước ngoài, như phi công quân sự Kuzminov.
Maxim Kuzminov - phi công Nga lái trực thăng trốn sang Ukraine – đã vẽ ra viễn cảnh xán lạn khi kêu gọi người khác làm theo mình: "Bạn sẽ được chu cấp cho tới suốt đời. Bạn sẽ được tạo công ăn việc làm ở mọi nơi, bất kể làm gì. Bạn sẽ phát hiện một thế giới đầy sắc màu".
Hơn 5 tháng sau, người ta phát hiện thi thể găm đầy đạn được cho là của Kuzminov tại một thị trấn nghỉ dưỡng nhỏ bên bờ biển Tây Ban Nha. Cái chết đặt dấu chấm hết cho vụ dụ hàng nổi tiếng nhất của Ukraine cho tới nay.

Theo Ria Novosti, vào ngày 9 tháng 8 năm 2023, phi công Nga Maxim Kuzminov đã cướp một chiếc trực thăng Mi-8 và bay về phía Ukraine. Người điều hướng và thợ máy đã cố gắng ngăn cản phi công, nhưng họ không thể làm gì được – bởi trong toàn bộ phi hành đoàn, chỉ có anh ta biết cách điều khiển chiếc trực thăng.
Kuzminov kể rằng ngay sau khi hạ cánh, đồng đội của anh ta vội vàng bỏ chạy và bị quân Ukraine bắn. Tuy nhiên, các phi công bị bắt làm tù binh rất có giá trị, nên rất có thể họ sẽ bị bắt chứ không phải bị giết. Có nhiều lý do để tin rằng chính kẻ phản bội đã bắn đồng đội của mình trong buồng lái trực thăng.
Kuzminov, xuất thân từ một gia đình phi công Liên Xô cha truyền con nối, đã học bay ở trường. Từ năm 2020, anh ta phục vụ trong Lực lượng Không quân Nga và từ tháng 10 năm 2022, công tác tại quân khu phía Bắc.
Anh ta đã chuẩn bị cho hành động của mình từ lâu. Anh ta đã tự mình liên lạc với người Ukraine, và đưa ra lời đề nghị. Quá trình chuẩn bị cho chuyến bay kéo dài 6 tháng, không chỉ phải cướp một chiếc trực thăng mà còn phải lấy đi thông tin bí mật về máy bay mới của Nga.
Trong lúc đó, mẹ anh ta đã rời Nga - Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine GUR tuyên bố rằng họ đã tổ chức việc chuyển bà đến Ukraine. Cho đến ngày cuối cùng, Kuzminov vẫn giữ mối quan hệ tốt với đồng đội của mình - họ không nghi ngờ bất cứ điều gì cho đến khi anh ta bay về phía Ukraine.
Việc cướp một chiếc trực thăng mới không đem lại lợi ích gì cho Ukraine trên chiến trường. Ngay cả khi Kuzminov mang theo một số phụ tùng thay thế của máy bay Su-27 và Su-30, như lời anh ta nói, thì điều này cũng không giúp Kiev tiến hành sản xuất máy bay chiến đấu hiện đại.

Trong suốt một tháng, Kuzminov (28 tuổi) đã được coi như anh hùng ở Ukraine. Sau khi giao nộp chiếc trực thăng, Kuzminov tham gia một bộ phim tài liệu của Ukraine kể về chiến dịch đào tẩu, nhận thưởng 500.000 USD và sau đó quyết định tới thị trấn Villajoyosa bắt đầu cuộc đời mới, với danh tính và hộ chiếu do Ukraine cấp.

Tuy nhiên, cuộc vui sớm tàn. Vào ngày 13 tháng 2, thi thể của một người đàn ông với nhiều vết đạn đã được tìm thấy tại một bãi đậu xe ở Alicante, Tây Ban Nha. Người ta tìm thấy chiếc xe bị đốt cháy ở thị trấn El Campello lân cận.

Người đàn ông bị sát hại mang giấy tờ tùy thân là một người Ukraine (33 tuổi) nên cuộc điều tra bị chậm lại một thời gian. Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 2, người ta xác định rằng đây thực sự là viên phi công đào tẩu Maxim Kuzminov. Điều này đã được cả chính quyền Tây Ban Nha và Tổng cục Tình báo Ukraine xác nhận.
Tây Ban Nha chưa xác định được nghi phạm bắn chết Kuzminov. Một quan chức nước này cho biết các điều tra viên tin rằng đặc vụ Nga đã triển khai chiến dịch thanh trừng Kuzminov. Moskva không thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận cáo buộc liên quan đến cái chết của phi công đào tẩu.
Kể từ khi chiến sự bùng phát, Ukraine đã tìm nhiều cách để chiêu hàng quân nhân Nga, như lập đường dây nóng "Tôi muốn sống" để liên lạc với những người lính muốn từ chối chiến đấu. Hơn 260 lính Nga được cho là đã đào ngũ thành công qua đường dây nóng này, chính phủ Ukraine cho hay.
Chiến dịch chiêu hàng Kuzminov của Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) được coi là trường hợp thử nghiệm xem một người đào tẩu "cấp cao" có thể sống sót ở Tây Âu với số tiền và danh tính mới mà Ukraine trao cho anh ta hay không.
Trong lúc Ukraine và các nước phương Tây thúc đẩy nỗ lực chiêu mộ các quân nhân Nga như Kuzminov, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng tìm cách đối phó.
Theo các chuyên gia an ninh phương Tây, Tổng cục 3 phụ trách Phản gián Quân sự (DKVR) của FSB chịu trách nhiệm ngăn quân nhân đào ngũ. Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, DKVR dược tăng cường quy mô, thành đơn vị lớn nhất trực thuộc FSB.
DKVR có nhiệm vụ giám sát hoạt động của mọi đơn vị trong quân đội Nga, nhằm phát hiện dấu hiệu của những kẻ muốn đào tẩu. Theo một tài liệu của FSB bị rò rỉ năm 2012, DKVR từng cử tới 20 đặc vụ tới giám sát một đơn vị quân đội đóng tại căn cứ không quân nhỏ chỉ có 6 máy bay ở tỉnh Kaluga.
Báo Nga Ria Novosti viết đại ý như sau: Theo các quan chức an ninh Tây Ban Nha, Kuzminov nghiện ma túy nặng, thường xuyên uống rượu và thường “cư xử không đúng mực”. Sự sợ hãi của anh ta cũng dễ hiểu, vào tháng 10 năm 2023, các sĩ quan GRU của Nga đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh VGTRK rằng Kuzminov sẽ không sống được đến ngày xét xử.
Những kẻ phản bội không sống được lâu, và cuộc sống chạy trốn khủng khiếp đến mức có lẽ còn tệ hơn cả cái chết. Nếu ai đó nghĩ rằng cứ phản bội, đánh bom, đào tẩu, rồi sẽ có người bảo vệ. Ví dụ như trường hợp của phi công Maxim Kuzminov. Những người như vậy chỉ có giá trị sử dụng một lần. Có thông tin cho rằng, Kuzminov đã bị Ukraine vứt bỏ sau khi hết giá trị sử dụng.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Anh và Pháp đang nỗ lực phối hợp với các nước châu Âu trong một nhóm gọi là “Liên minh tự nguyện” để đảm bảo an ninh cho Ukraine nếu đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga.
Vụ việc rò rỉ tin nhắn tuyệt mật vừa qua không chỉ gây rúng động giới chính trị và an ninh quốc gia Mỹ, mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi về quy trình bảo vệ thông tin mật của Nhà Trắng.
Đức vừa thông qua một cải cách lớn đối với quy định “phanh nợ” trong Hiến pháp, bạo tay chi hàng tỷ Euro để đầu tư cho quốc phòng.
Các cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao của Nga và Mỹ tập trung giải quyết xung đột Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đen kết thúc sau hơn 12 giờ.
Cuộc đối đầu giữa chính quyền Trump và ngành tư pháp ngày càng nóng lên khi Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp, khẳng định tòa án không chịu áp lực chính trị.
Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trở về Trái đất an toàn, sau 9 tháng ngoài không gian, khép lại cuộc hành trình đầy thử thách.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon bắt đầu quá trình giải thể Bộ Giáo dục.
Liên minh châu Âu đã có kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng nhưng một số nhà lãnh đạo muốn tăng chi tiêu hơn nữa, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Quân đội Israel đã mở lại cuộc tấn công vào Dải Gaza. Động thái này chính thức tái khởi động cuộc chiến đẫm máu đã kéo dài hơn một năm qua ở Dải Gaza, khiến những nỗ lực hòa bình của các bên trung gian sụp đổ và triển vọng về một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza trở nên mờ mịt.
Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.
Giao tranh tiếp diễn ở Kursk hiện không còn phục vụ mục đích chiếm giữ lãnh thổ của Nga mà nhằm giúp quân đội Ukraine kiểm soát các vị trí phòng thủ tốt nhất để ngăn chặn quân đội Nga. Kiev đang đứng trước nguy cơ mất toàn bộ lợi ích ban đầu từ chiến dịch Kursk về mặt lãnh thổ, tinh thần và sức mạnh mặc cả. Điều gì đã dẫn đến thất bại của Ukraine tại Kursk?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen. Loạt không kích này được xem là phản ứng trước các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền của Mỹ trên tuyến vận tải biển chiến lược ở Biển Đỏ, đẩy căng thẳng tại Trung Đông lên một nắc thang mới, tiềm ẩn những hậu quả khó lường.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt khi bày tỏ sự tự tin rằng Mỹ sẽ sáp nhập Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.
Cuộc chiến văn hóa do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào nhắm vào các phương tiện truyền thông, tổ chức văn hóa, thể thao và nhiều lĩnh vực khác, đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền đảng Dân chủ ở nhiệm kỳ trước.
Quân đội phương Tây sẽ triển khai tại Ukraine khi có lệnh ngừng bắn và được phép tấn công tài sản của Nga nếu Nga vi phạm thỏa thuận. Sáng kiến này của Pháp và Anh là một lời hứa trấn an Ukraine, một tín hiệu tự chủ của châu Âu gửi tới Mỹ, một thông điệp răn đe hay một lời khiêu khích cỗ máy chiến tranh của Nga?
Sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ ngày 12/3. Sắc lệnh này không chỉ gây ra làn sóng bất bình với các đối tác thương mại của Mỹ mà con ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ.
Sự kiện ông Rodrigo Duterte bị bắt đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía. Bên cạnh việc ủng hộ lệnh bắt giữ, có ý kiến cho rằng đây là động thái chính trị nhằm hạ bệ ông Duterte.
Mỹ đã đồng ý nối lại viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine sau cuộc đàm phán ngày 11/3 tại Ả Rập Xê Út, trong đó, Kiev cho biết sẽ chấp nhận đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn 30 ngày với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này, tập trung về vấn đề chấm dứt xung đột Ukraine.
Canada đang đứng trước một chương mới trong lịch sử chính trị khi ông Mark Carney sắp trở thành tân Thủ tướng. Ông Carney phải trả lời một câu hỏi quan trọng: Liệu một nhà kỹ trị chưa từng lăn lộn trên chính trường có thể trở thành người chèo lái con thuyền Canada trong thời kỳ sóng gió?
Ảnh hưởng của lực lượng Ukraine tại khu vực Kursk mà Nga kiểm soát đã giảm đi đáng kể, khiến họ có nguy cơ mất đi quân bài mặc cả quan trọng vào thời điểm bước ngoặt của cuộc chiến.
Mặt trận Kharkiv cùng những gì công chúng biết về những trận đánh tại đây trong ba năm qua chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi, từng bị khúc xạ qua lăng kính của truyền thông phương Tây. Bí mật nào đang ẩn giấu đằng sau mật mã Kharkiv? Diễn biến nào là then chốt? Chiến thuật nào mang yếu tố quyết định? Và mạch logic nào ẩn sau vô vàn dữ kiện và những trang hồ sơ chiến tranh mang tên Kharkiv?
Ngày 11/3, người dân Greenland sẽ bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử mang ý nghĩa lịch sử. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, hầu hết người dân Greenland mong muốn độc lập khỏi Đan Mạch và cũng phản đối việc trở thành một bộ phận của Mỹ.
Hội nghị di động thế giới (MWC) 2025 là nơi trình diễn các sản phẩm, tiện ích và những cải tiến mới nhất trong kết nối di động. MWC được coi là hội chợ thế giới quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông di động, do Hiệp hội thông tin di động thế giới GSMA tổ chức.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối xứng với hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ, nhằm đáp trả các chính sách thương mại không công bằng, qua đó thu về hàng nghìn tỷ đô la và tạo ra việc làm ở mức chưa từng thấy trước đây. Động thái được cho là sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho Mỹ và các đối tác, thổi bùng lên cuộc chiến thương mại.
Cuộc tranh cãi nảy lửa công khai tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 đã gây cú sốc mạnh đối với châu Âu. "Lục địa già" bất đắc dĩ bị đẩy vào thế người cầm cờ khi Mỹ ngừng ủng hộ Ukraine.
Ngoại trưởng Marco Rubio trong một cuộc phỏng vấn hôm 5/3 đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine là một "cuộc chiến ủy nhiệm" giữa Mỹ và Nga.
Hamas đã mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump vì những lời đe dọa lặp đi lặp lại đối với nhóm chiến binh Palestine, gián tiếp hỗ trợ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thắt chặt phong tỏa Gaza.
Nhiều cuộc đụng độ vũ trang nghiêm trọng đã nổ ra vào ngày 6/3 tại tỉnh ven biển Latakia, Syria, khiến ít nhất 15 nhân viên an ninh thiệt mạng. Các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ cũng nổ ra tại nhiều thành phố lớn trên cả nước.
Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 6/3 để thành lập Quỹ Dự trữ Bitcoin chiến lược của Mỹ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chính sách tài sản kỹ thuật số.
Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.
Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.
Theo giới quan sát, trong vài tháng tới, Ukraine vẫn có thể tiếp tục chiến đấu nếu Mỹ dừng viện trợ, nhưng về lâu dài tác động sẽ rất lớn. Khi nguồn cung vũ khí bị cắt giảm một nửa, tiền tuyến của họ sẽ tiếp tục suy yếu và cuối cùng sẽ tan vỡ.
Các quan chức cấp cao Mỹ đã kêu gọi ông Zelensky từ chức, nếu không thay đổi lập trường trong đàm phán với Nga.
Khi Nga và Mỹ đang thảo luận về cách chấm dứt xung đột tại Ukraine, một câu hỏi được đặt ra là liệu làn sóng "di cư" của các công ty để phản đối chiến dịch quân sự của Nga có đảo ngược hay không?
Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã viết trên tờ The Economist rằng "Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Sau 80 năm được Mỹ hậu thuẫn, chúng ta, những người châu Âu, giờ đây phải gánh vác gánh nặng đảm bảo hòa bình trên chính lục địa của mình". Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về sự tồn tại của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ lâu được xem là trụ cột của an ninh châu Âu với sự bảo trợ mạnh mẽ từ Mỹ. Tuy nhiên, những tuyên bố và động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra câu hỏi về tương lai của liên minh này.
Chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, thế giới đã ghi nhận các đợt bùng phát dịch bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump là nỗi thất vọng tràn trề, với gần 45 phút tranh cãi gay gắt vào ngày 28/2 (giờ địa phương).
Sau đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực tăng cường thỏa thuận thương mại với các đối tác khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và các khu vực đang phát triển, để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Dòng Dnipro không những bị đốt cháy thành bức tưởng lừa phân chia giới tuyến tại mặt trận Kherson, mà còn chứng kiến khúc tráng ca với máu và đạn pháo từ cả hai bên. Chiến thuật nào đã mang đến chiến thắng của quân đội Nga trong giai đoạn đầu? Yếu tố nào giúp Ukraine phản kích, tái chiếm thành công thành phố có vị trí chiến lược này? Mặt trận Kherson ảnh hưởng tới cục diện chiến tranh như thế nào?
Kế hoạch 'thẻ vàng' giá 5 triệu USD của ông Trump, nhằm thay thế thị thực EB-5, đã tạo nên làn sóng tranh cãi về tính công bằng trong chính sách nhập cư.
Avdiivka – một cái tên từng xuất hiện dày đặc trong các bài báo về chiến tranh Ukraine trong thời gian qua. Avdiivka - 'Pháo đài thép bất khả xâm phạm'! Bạn có chắc là mình biết rõ về một điểm nút xung đột đã được đẩy lên thành chảo lừa này? Chắc chắn rằng, có rất nhiều bí mật về mặt trận Avdiivka mà giới truyền thông chưa bao giờ tiết lộ với bạn!
Thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Phó Thủ tướng Ukraine cho biết, sau các cuộc đàm phán kéo dài, Mỹ và Ukraine đã đạt được khung thỏa thuận, cho phép Washington tiếp cận các khoáng sản đất hiếm quý giá của Kiev, qua đó đổi lại viện trợ quân sự liên tục.
Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Đức lần thứ 21 diễn ra vào ngày 23/2 cho thấy, Liên minh Cơ đốc giáo CDU/CSU đã dẫn đầu với 28,5% số phiếu, trong khi đảng Dân chủ xã hội (SPD) của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz về vị trí thứ ba và giành được 120 ghế. Giới phân tích nhận định, “liên minh lớn” giữa CDU/CSU và SPD đang là sự lựa chọn khả thi và mong đợi nhất.
Có một sự thật nghiệt ngã là ngoại giao không phải lúc nào cũng hướng tới hòa bình. Đằng sau những "lời lẽ hoa mỹ" và cái "bắt tay xã giao" là một "ván cờ quyền lực" đầy toan tính trong những tháng đầu súng nổ trên đất Ukraine, nơi những "mật mã ngoại giao" chỉ được giải mật bởi thời gian và diễn biến chiến trường.
0