Nghệ nhân Hà Nội: Sen thu trên gỗ lũa

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Nghệ nhân điêu khắc gỗ Đỗ Văn Cường
Nghệ nhân điêu khắc gỗ Đỗ Văn Cường.

Làng nghề mộc mỹ nghệ Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội đã nổi tiếng từ lâu với các sản phẩm mộc mỹ nghệ. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm chủ yếu chỉ xoay quanh: tượng Phật, bàn ghế… và công việc điêu khắc được hỗ trợ bởi công nghệ, máy móc hiện đại.

Những người thợ làng nghề chỉnh lại sản phẩm sau khi đưa vào máy CNC
Những người thợ làng nghề chỉnh lại sản phẩm sau khi đưa vào máy CNC.

Không an phận với những lối mòn tạo tác, nghệ nhân Đỗ Văn Cường khát khao tạo ra một dòng sản phẩm gỗ mỹ nghệ thủ công mang dấu ấn riêng. Thời điểm đó, những khúc gỗ lũa được coi là nguyên liệu bỏ đi ở làng nghề vì không có hình dạng tuân theo khuôn mẫu nào lại gợi cảm hứng sáng tạo cho nghệ nhân Đỗ Văn Cường.

Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân

Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân 1
Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân.

Lấy cảm hứng từ hình ảnh lá sen tàn mùa thu để đưa vào chế tác trên những khúc gỗ bỏ đi ấy, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã mất 3 năm với nhiều lần thất bại mới có được sản phẩm ưng ý đầu tiên. Dù chỉ lấy cảm hứng từ hình ảnh sen mùa thu, nhưng nghệ nhân Đỗ Văn Cường sáng tạo ra những dáng vẻ và trạng thái sống động, dựa trên hình khối tự nhiên của những khúc gỗ lũa. Nhiều sản phẩm sau đó đã đạt các giải thưởng của làng nghề và các triển lãm ứng dụng mỹ thuật toàn quốc.

Những lá sen thu được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa

Những lá sen thu được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa
Những “lá sen thu” được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa.

Không dừng lại ở đó, nghệ nhân Cường tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm sen ngày càng giống với đời thực hơn, như việc tạo gai nổi trên cẳng sen hay châm lá sen (thuật ngữ trong nghề gọi là “tả chất”).

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường đang “tả chất” cho lá sen
Nghệ nhân Đỗ Văn Cường đang “tả chất” cho lá sen.
Hoa, lá sen mềm mại rất gần với đời thực
Hoa, lá sen mềm mại rất gần với đời thực.

Với nhiệt huyết giữ nghề, nghệ nhân Đỗ Văn Cường luôn sẵn sàng truyền nghề cho bất kỳ ai có mong muốn học. Anh mong mỏi các lớp kế cận sẽ tiếp nối và phát triển nghề truyền thống. Năm 2017 anh đã được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường hướng dẫn con trai học nghề mộc
Nghệ nhân Đỗ Văn Cường hướng dẫn con trai học nghề mộc.

Đón xem "Sen thu trên gỗ lũa" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 24/08/2024 trên Kênh H1, Đài PT-TH Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Một mùa Tết nữa lại sắp đến, không khí náo nức, hối hả xen lẫn bận bịu nhưng vẫn có cả những lúc thảnh thơi, yên bình là cách đón Tết rất riêng, chỉ có ở Thủ đô.

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Dưới không khí se lạnh của Hà Nội mang theo những hương sắc của mùa xuân, rất nhiều người dân đang nô nức đến những chợ hoa trên khắp phố phường. Thú chơi hoa Tết của người Hà Nội, một nét đẹp thanh lịch và tinh tế trong văn hóa Thủ đô, mỗi thời kỳ đều có sự khác biệt và nét đặc trưng riêng.

Làm thế nào để bày biện một mâm ngũ quả đẹp mắt, đúng kiểu Hà Nội trong ngày Tết? Cẩm nang đón Tết của Đài Hà Nội sẽ mách bạn cách xếp mâm ngũ quả đẹp mà siêu dễ.

Giữa nhịp sống hiện đại, những thú chơi truyền thống như tỉa hoa thủy tiên vẫn được người Hà Nội giữ gìn và lan tỏa. Đó cũng là cách để Hà Nội lưu giữ vẻ tao nhã ngày xuân.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, chợ hoa Mỹ Đình lại nhộn nhịp và rực rỡ sắc màu để mang hương xuân về với muôn nhà.

Nhiều năm trở lại đây, bên cạnh đào, quất, nhiều gia đình Hà Nội có xu hướng chơi mai đón Tết. Bước vào tháng Chạp, các nhà vườn trồng mai quanh Hà Nội bắt đầu dồn sức chăm sóc, tạo dáng để có những chậu mai rực rỡ, sẵn sàng tô điểm cho không gian ngày Tết của các gia đình.

Theo dân gian, loại hoa và cách cắm hoa ngày Tết là vô cùng quan trọng vì không chỉ thể hiện một năm mới tràn đầy sức sống, hạnh phúc và những điều tốt đẹp, mà còn thể hiện cho sự mong cầu may mắn đến với gia chủ. Để có được bình hoa đẹp trang hoàng rực rỡ cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết đến Xuân về, bạn hãy tham khảo hai cách cắm lọ hoa Tết truyền thống dưới đây.

Cá kho đặc biệt phù hợp với những ngày đông ở Thủ đô. Giữa bao nhiêu thức ăn ngon ngày tết, cá kho đậm đà là món khó quên với nhiều gia đình Hà Nội mỗi dịp xuân về.

Từng làm bạn với giá vẽ và màu sắc, nay nghệ nhân Nguyễn Văn Đức lại dành cả tâm huyết để tạo nên những bông hoa lụa sống động như thật.

Vượt qua khó khăn sau cơn bão Yagi, Nhật Tân đang nhộn nhịp không khí Tết với những gốc đào chờ bung nở đón năm mới.

Phải chăng từ truyện ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được viết cách đây gần 30 năm, sau đó được dựng thành phim truyền hình “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo diễn mà từ đó mùa hoa cải ven sông Hồng đã như một mùa hẹn hò, mùa tình yêu, mùa của thương nhớ phố Hà Nội.

Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hàng Tết đã ngập tràn khắp nơi. Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân những ngày này tấp nập người mua kẻ bán.

Với vẻ đẹp độc đáo và mang ý nghĩa phong thủy, phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên mâm ngũ quả mỗi dịp Tết đến. Năm nay thị trường xuất hiện thêm những cây phật thủ bonsai với dáng vẻ hút mắt, gây sự tò mò cho rất nhiều người chuộng cây cảnh.

Ngoài những cành hoa đào đỏ thắm tượng trưng cho sự may mắn trong ngày Tết, người Hà Nội tìm mua những chậu lan hồ điệp nhiều màu sắc.

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ của nghệ thuật ướp trà, pha trà rồi thưởng trà…, tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà riêng có của người Hà Nội xưa.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm dường như cảnh vật, con người lại nhộn nhịp, bận rộn hơn.

Ngày xưa, người ăn quà chiều rất đơn giản, có thể là một gói mì hay hàng rong đi qua được người ta gọi lại và ngồi bên vỉa hè để thưởng thức rất dân dã, nhẹ nhàng. Nhưng thời thế đã thay đổi rất nhiều, giờ đây, những người thưởng thức quà chiều không chỉ đơn giản là những thức quà ở ngoài vỉa hè mà còn mong muốn đó là những món quà tinh thần.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Gần ba tuần nữa là đến Tết, người Tứ Liên, Nhật Tân không sốt ruột. Cứ bình thản, quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sẽ mang tết tới cho mọi nhà.

Nhắc đến Bát Tràng, mọi người thường nghĩ nơi đây là một trong những vùng tinh hoa nghề gốm lâu đời của Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, Bát Tràng còn có nền văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, trong đó cỗ Bát Tràng được xem là mâm cỗ thể hiện trọn vẹn nét đẹp tinh túy đặc sắc văn hóa ẩm thực của xứ Kinh kỳ xưa.

Sự tươi mới của mùa xuân không chỉ đến trong không khí Tết rộn ràng mà còn hiện lên trong những tà áo dài rực rỡ. Mặc áo dài vào dịp Tết là cách mà những người phụ nữ Hà Nội thể hiện nét đẹp thanh lịch của mình để đón chào năm mới.

Trong muôn loài hoa được yêu thích trưng bày ngày Tết, chắc chắn không thể thiếu đi sự xuất hiện của hoa lan - "nữ hoàng của các loài hoa". Những chủ vườn lan thời điểm này cũng luôn tay chuẩn bị để đáp ứng thú chơi hoa ngày Tết của khách hàng.

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.

Không khí Xuân đang tràn ngập trên từng con phố Hà Nội, tạo nên một bức tranh sống động đầy sắc màu, vừa ấm áp vừa rộn ràng.

Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.

Sự háo hức thay đổi bản thân để đón chào một năm mới đang đến không chỉ có ở những người trẻ mà còn được tìm thấy ở những tiệm làm tóc cũ kỹ và giản dị của các bà, các cô.

Có những giai điệu diệu kỳ mang khả năng gắn kết người với người, gần hơn những tâm hồn đồng điệu. Đó chính là giai điệu của tiếng kèn saxophone.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.

Mùa đông đến, những con phố Hà Nội vốn nhộn nhịp bỗng trở nên trầm lắng, mang một màu sắc riêng vô cùng đặc biệt. Nhiều cây bàng cổ thụ trên khắp các con phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu đang thay màu lá.

Hàng Cân là một phố nhỏ nằm trong khu 36 phố phường. Tuy phố này không dài, nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp và tràn đầy sức sống từ sáng sớm.

Với người Việt Nam, Hà Nội vừa là Thủ đô, vừa là mảnh đất trữ tình yêu thương từ hàng ngàn năm trước. Bốn mùa ở Hà Nội chậm rãi luân phiên nhau, gieo vào lòng người những nỗi nhớ. Mỗi một mùa làm cho ta cảm nhận về cuộc sống khác nhau và một cách yêu Hà Nội khác nhau

Là một người công tác trong ngành xây dựng, nhưng với tình yêu và sự đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, gần 30 năm qua, nghệ sĩ nhiếp ảnh Kim Mạnh đã kiên trì theo đuổi và chinh phục bộ môn nghệ thuật này. Với thế mạnh về chụp ảnh đời thường, các bức ảnh của anh không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng giàu tính nghệ thuật và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Hà Nội bước qua năm 2024 với nhiều công trình mới mang theo khát vọng phát triển, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông, môi trường đô thị và công nghiệp văn hóa, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Hà Nội xác định, phát triển an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Năm 2024, thành phố triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng những chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Dưới ánh đèn lung linh, tiếng nhạc rộn ràng, từng nhóm du khách đổ về, tìm kiếm những không gian ở bên nhau, để trò chuyện và tận hưởng những khoảng thời gian quý giá của năm cũ trước khi bước sang năm mới.

UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".

Ngồi trên những chiếc xe Jeep cổ điển, gió lùa qua tóc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm thủ đô không chỉ qua các địa danh nổi tiếng mà còn qua những câu chuyện lịch sử và văn hóa thú vị.

Chỉ còn vài ngày nữa mới đến tháng Chạp nhưng những vườn quất ở Tứ Liên đã bắt đầu nhộn nhịp. Những vườn quất sai trĩu trịt đã được người trông nom chằng buộc để giữ dáng cho cây.

46 địa chỉ ẩm thực đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được UBND quận Hoàn Kiếm lập danh sách và công bố để quảng bá di sản ẩm thực và hoạt động du lịch.

Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đã đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030”.