Nghệ nhân Hà Nội giữ hồn xưa trên phù điêu cổ
Với lịch sử lâu đời, nghề nề ngõa đã lưu dấu ấn trên những công trình kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, lăng tẩm với những phù điêu hoa văn, linh vật trang trọng, uy nghi.
Mặc dù ngày nay nghề đắp phù điêu đã đi vào đời sống phổ biến hơn cùng với nguyên liệu mới như xi măng, sắt, thép, nhưng vẫn có những nghệ nhân gìn giữ tri thức dân gian chứa đựng trong những nguyên vật liệu tre, vôi, giấy dó, mật mía, tro…
Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội), muốn đắp được những phù điêu cổ không những cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ mà còn phải có hiểu biết sâu sắc về kiến trúc cổ, cùng với khả năng bao quát trên công trình tâm linh.
Đối với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy, việc tạo tác những phù điêu linh thú đòi hỏi tuân thủ những quy tắc theo lối cổ truyền, vừa phải giữ được vẻ uy nghi, linh thiêng nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã lưu dấu ấn trên những phù điêu tại nhiều di tích như đình Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), đền Hai Bà Trưng (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội)… và nhiều công trình lớn nhỏ khác.
Năm 2021, anh đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.
Đón xem "Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 10/08/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.
0