Trà ngon đãi khách quý | Hà Nội tin mỗi chiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc dự Tiệc trà; Ba loại trà thượng hạng được tuyển chọn để tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; Trung Quốc giảm phí thị thực cho Việt Nam và một số nước... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc dự tiệc trà

Ngay sau buổi hội đàm rất thành công vào chiều tối 12/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thân mật mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà. Đây là nghi thức lễ tân rất đặc biệt thể hiện sự trọng thị mà gần gũi, thân tình giữa nhà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc. Đối với hai nước Việt Nam, Trung Quốc, mời nhau thưởng trà đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách và cũng là dịp trao đổi với nhau những điều chân thành và thẳng thắn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần cùng nhau thưởng thức các loại trà nổi tiếng của Việt Nam và Trung Quốc. Trong không khí vui vẻ, thân tình, hữu nghị, hai Tổng Bí thư đã thưởng thức tiệc trà tại Ðại lễ đường Nhân dân trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 1/2017 và tiệc trà tại Khu Di tích Nhà sàn Bác Hồ, Thủ đô Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2017 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào ngày 31/10/2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã trân trọng mời và cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc trà.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống uống trà lâu đời trên thế giới, đã hình thành nên những nét đẹp về văn hóa trà. Tiệc trà là một nghi thức lễ tân rất đặc biệt thể hiện sự gần gũi, thân tình. Với ý nghĩa đó, trong các chuyến thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc, cùng với chương trình làm việc thường có bố trí tiệc trà.

Đối với người Việt, từ bao đời nay, trà luôn là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ở mỗi không gian, thời gian, mỗi tầng lớp dân cư, mỗi dân tộc, việc thưởng trà đều có những sắc thái khác nhau. Nhưng tựu trung đều thể hiện phẩm chất con người Việt Nam trọng nghĩa, trọng tình, thủy chung trước sau như một; mời trà để thể hiện sự niềm nở, nhiệt tình, hiếu khách, tôn trọng của gia chủ đối với khách đến thăm. Nhâm nhi chén trà khởi đầu cho những cuộc trao đổi, bàn thảo, hay trong những cuộc hàn huyên tri kỷ. Cũng vì lẽ đó, văn hóa trà Việt Nam luôn chân thành, bình đẳng, tinh tế và vô cùng trọng thị.

Hai Tổng Bí thư cho rằng, trong sự tương đồng về văn hóa, trong đó có văn hóa trà, mỗi nước cũng có sắc thái độc đáo riêng, thể hiện sự phong phú, đa dạng. Hai Tổng Bí thư cùng nhìn lại những bước phát triển lớn trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước thời gian qua; bày tỏ vui mừng về những thành tựu tích cực đã đạt được, trong đó có việc tăng cường các chuyến thăm cấp cao; trao đổi về các biện pháp lớn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước; nhất trí cùng nhau nỗ lực tăng cường giao lưu làm sâu sắc thêm tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời trà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ba lần trà đặc sản Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tôn quý khách, chân thành và thiện chí của Việt Nam với Trung Quốc nói chung, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói riêng. Đối với người Việt Nam, mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật. Việc mời những loại trà đặc sản Việt Nam cũng là một cách giới thiệu văn hóa ẩm thực của Việt Nam tới Trung Quốc và ra cả thế giới.

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời trà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - một người có tầm ảnh hưởng quốc tế, chính là một cách giới thiệu nét đẹp văn hóa của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đặc biệt, trong văn hóa Việt Nam, việc mời trà ba lần có ý nghĩa là khách quý thưởng thức tinh hương trà. Đồng thời đây cũng là một cách bày tỏ sự chân thành, mong muốn thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, từ buổi tiệc trà đặc biệt này, trà trở thành “đại sứ” ngoại giao giữa hai quốc gia, thành cầu nối văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Ba loại trà thượng hạng được tuyển chọn để tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Trà mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức là sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn đã đạt giải Ấn tượng thế giới tại Cuộc thi Trà quốc tế lần thứ 5 tại Paris, Pháp năm 2022.

Sản phẩm trà đầu tiên là Trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ với thành phần chính là Bạch Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tây Côn Lĩnh Hà Giang - loại trà đạt giải ấn tượng thế giới tại Pháp, kết hợp với gạo sen Đầm Trị Tây Hồ, Hà Nội, ướp hương qua ba năm. Để làm được 1kg trà ướp sen ngon thượng hạng, cần đến 2 lạng gạo sen để ướp. Muốn có 2 lạng gạo sen cần khoảng 1.000 bông sen. Độ tinh tế của chén trà sen không chỉ nằm ở sự cầu kỳ, tinh tế của người thợ trà mà còn là kết tinh hương vị của đất trời Thăng Long. Nhấp một ngụm trà cảm nhận hương vị hoa sen lan tỏa khứu giác, vị giác, không phải ngẫu nhiên mà người ta tôn vinh trà sen Hồ Tây là "thiên cổ đệ nhất trà". Người Hà Nội coi trà sen là một báu vật để nâng niu và cái thú thưởng thức trà sen được coi là sự hội tụ đỉnh cao của văn hóa trà.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sản phẩm thứ hai là Trà Olong lão - từ cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trà đạt giải vàng Cuộc thi Trà quốc tế Paris năm 2019 tại Cộng hòa Pháp. Hiện nay, diện tích trồng chè của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đạt trên 2000 ha, với 14 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè. Sản phẩm chè mang thương hiệu Mộc Châu đã có mặt tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Afganistan… Sản xuất, chế biến chè đã tạo thu nhập và việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động là cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương. Trong những năm gần đây, những đồi chè xanh bát ngát, trải dài tít tắp, hay những đồi chè có hình thù đặc biệt được tạo nên từ bàn tay của những người làm chè Mộc Châu đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của nhiều du khách gần xa.

Và sản phẩm thứ ba là Bạch Trà Chốt Đỉnh 2000 Shan Tuyết Cổ Thụ Tây Côn Lĩnh – Hà Giang - phẩm trà đạt giải vàng thế giới Cuộc thi Trà quốc tế. Búp trà được thu hái trước Tiết Thanh Minh tháng 3 âm lịch hàng năm nên được gọi là Bạch Trà Chốt Tiền Thanh Minh. Bạch trà là loại trà làm từ búp của những cây trà Shan tuyết cổ thụ nhiều năm tuổi, trên bề mặt được phủ một lớp như tuyết trắng bạc, óng ánh. Trải qua nhiều công đoạn chế biến công phu, Bạch trà giữ lại được sự tinh túy của đất trời và dưỡng chất bên trong. Bạch trà Hà Giang không chỉ ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những dòng trà của Hà Giang đã được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Trung Quốc giảm phí thị thực cho Việt Nam và một số nước 

Kể từ 11/12/2023 đến 31/12/2024, công dân đến từ Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Mexico được giảm 25% lệ phí visa. Bên cạnh đó các cơ quan ngoại giao và lãnh sự địa phương của Trung Quốc sẵn sàng cung cấp thêm thông tin chi tiết, đồng thời tiếp tục tối ưu hóa thị thực và quy trình nhập cảnh, áp dụng nhiều chính sách thuận lợi cho người nước ngoài để tăng cường quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Phí visa du lịch mà Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam hiện giảm từ 60 USD còn 45 USD. Trung Quốc hiện cũng đã cơ bản khôi phục các chuyến bay thương mại với Việt Nam. Mỗi tuần có hơn 200 chuyến bay qua lại giữa hai nước. Sau chính sách tạm thời miễn visa cho một số nước đạt hiệu quả cao, Trung Quốc kỳ vọng, chính sách tạm thời giảm phí visa trong hơn một năm với Việt Nam và bốn nước sẽ thu hút đông đảo du khách đến du lịch và làm ăn.

Ngành công nghiệp không khói của Việt Nam cũng đang mong chờ các du khách từ thị trường tỷ dân. Theo báo cáo của Tổng cục du lịch, Trung Quốc luôn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với hơn 5,8 triệu lượt khách đến nước ta năm 2019, chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Để tăng cường trao đổi khách và phục hồi du lịch, đã có nhiều hoạt đoạt được Việt Nam và Trung Quốc triển khai. Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp hiện nay, việc hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả chắc chắn sẽ tạo thêm động lực, góp phần làm sâu sắc trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc./.

User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã quyết định lắp đặt thêm 3.700 camera AI. Đây chính là một bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh.

UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.

Những cảnh tượng quen thuộc như không kiên nhẫn vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng vút lên vỉa hè lại xuất hiện trên đường. Có phải một bộ phận người dân đã quên Nghị định 168? Phải chăng, luật chỉ là thứ để đối phó, thay vì tuân thủ? Nếu tình trạng "nhờn" luật này không được chặn đứng, liệu trật tự có thể được lập lại?

Hà Nội đang tính chuyện chuyển đổi toàn bộ taxi và xe cá nhân sang phương tiện xanh. Đây không chỉ là một bước đi tất yếu mà còn là một quyết định mang tính chiến lược cho tương lai của thủ đô.

Ở khá nhiều khu dân cư tại Hà Nội, từ khi lắp đặt camera giám sát, thói quen đổ rác của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, người dân dần có ý thức hơn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ trầm mặc, những hàng cây xanh rợp bóng, mà còn nhớ đến những không gian công cộng mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử, trong số đó có vườn hoa Lý Thái Tổ. Vậy dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa này có điều gì đặc biệt?

Hồ Gươm - biểu tượng văn hóa và lịch sử của Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với dự án mở rộng không gian công cộng.

Hà Nội đang xem xét áp dụng cơ chế bốc thăm khi mua xe xăng mới nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí và thúc đẩy giao thông xanh. Liệu giải pháp này có khả thi và phù hợp với thực tế của Hà Nội hay không?

Những tòa chung cư cũ kỹ, xuống cấp giữa lòng Hà Nội - từng là biểu tượng của một thời kỳ phát triển - giờ đây lại trở thành nỗi lo của hàng vạn cư dân.

Nhắc đến Hà Nội, nhiều người nghĩ ngay đến một thành phố sầm uất, sôi động nhưng cũng đầy áp lực. Tắc đường vào mỗi sáng sớm, giá nhà đắt đỏ, hạ tầng quá tải, không gian công cộng ngày càng thu hẹp. Đó là những vấn đề mà người dân Thủ đô phải đối mặt mỗi ngày.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tuyến giao thông trọng điểm kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận, đã chính thức chốt mốc hoàn thành.

Mạng xã hội ngày 17/3 xôn xao câu chuyện Hà Nội dự kiến dùng 18 tỷ đồng để phá dỡ tòa Hàm Cá Mập, khiến người dân lập tức có những phản ứng khác nhau. Nhưng thực tế, thông tin này có chính xác không?

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo khẩn, yêu cầu kiểm tra, xử lý ngay tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội gây ra tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

Thuốc lá thế hệ mới gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã chính thức bị cấm tại Việt Nam theo Nghị quyết 173/2024/QH15. Thế nhưng, lệnh cấm đã có, chế tài xử lý thì chưa. Tình trạng mua bán, sử dụng các sản phẩm này vẫn diễn ra công khai. Câu hỏi đặt ra là: Bao giờ mới có khung xử phạt đủ mạnh để chặn đứng nguy cơ này?

Mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng là cao hay thấp? Thực ra, câu trả lời có thể khác nhau, tùy vào hoàn cảnh sống, nơi chúng ta ở và những chi phí phải chi trả mỗi tháng. Nhưng với hệ thống chính sách hiện nay, con số 15 triệu đồng/tháng lại đặt nhiều người vào tình thế đầy nghịch lý.

Sân khấu nổi trên hồ Hoàng Cầu đã dần thành hình sau gần một năm thi công, với thiết kế mở, sức chứa khoảng 1.000 chỗ, lan can kính tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên và lối đi dạo ven hồ được mở rộng.

Dưới lớp sóng lăn tăn phản chiếu ánh hoàng hôn, Hồ Tây đang gánh trên mình một sức nặng vô hình: nước thải từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Đẹp nhưng chưa chắc đã sạch.

Khi việc nhập cảnh dễ dàng hơn, Hà Nội và Việt Nam sẽ càng có cơ hội đón làn sóng du khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và ngành du lịch. Nhưng cơ hội này có dễ dàng nắm bắt hay không? Cần làm gì để biến chính sách miễn thị thực thành lợi thế thực sự?

UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho quận Ba Đình nghiên cứu phương án nâng chiều cao tối đa lên 40 tầng đối với khu chung cư cũ Thành Công khi tái thiết. Quyết định này ngay sau đó được nhiều người Hà Nội quan tâm và tán thành.

Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ được người dùng xem như "chứng nhận sống" cho sản phẩm. Nhưng liệu danh tiếng của họ có đủ để đảm bảo sự thật?

Việc ngồi ngay sát đường ray để tận hưởng cảm giác "sát tàu" dù thú vị nhưng không khác gì một cuộc đua với tử thần. Vì thế, Hà Nội đã có động thái mạnh mẽ: không tổ chức các tour đưa khách đến trải nghiệm cà phê đường tàu. Đây là quyết định cần thiết giữa muôn vàn ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ đôi chút tiếc nuối.

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 chỉ được bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. Tới tận năm 1977, Liên hợp quốc chính thức hóa ngày này là Ngày Quốc tế phụ nữ.

Hà Nội thêm một lần nữa mang đến tín hiệu tích cực cho những người lao động, người thu nhập thấp với thông tin về các khu nhà ở xã hội tập trung sẽ được triển khai tại Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì vào những ngày đầu tháng 3/2025.

Giữa lòng Hà Nội có một công trình kiến trúc từng gây tranh cãi suốt hơn ba thập kỷ, đó là tòa nhà "Hàm cá mập" tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. UBND thành phố Hà Nội đã tán thành phương án phá bỏ tòa nhà này để cải tạo không gian công cộng, tạo điểm nhấn văn hóa và thu hút du lịch.

Cùng với sự phát triển của công nghệ số, thị trường tiền ảo ngày càng sôi động, mở ra nhiều cơ hội đầu tư. Thế nhưng, những rủi ro từ các giao dịch thiếu minh bạch cũng ngày một gia tăng.

Hà Nội đón hơn 4,6 triệu lượt du khách ghé thăm, chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy du lịch Thủ đô đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và ấn tượng. Thế nhưng, tình trạng thiếu và xuống cấp của hệ thống nhà vệ sinh công cộng lại gây băn khoăn cho người dân và du khách.

Thủ đô Hà Nội đã khai trương các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung cho ba cấp: khối Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vào ngày 3/3, tạo bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, minh bạch và phục vụ tốt hơn cho người dân.

Đề xuất cho thuê vỉa hè, lòng đường tại 273 tuyến phố của thành phố Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Quyết sách quan trọng này ngay sau khi được thông qua, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Hàng chục trang sao kê đã được một TikToker nổi tiếng công khai, hàng chục tin nhắn đã được đăng tải, nhưng công chúng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Họ chỉ rút ra được một sự thật: hoá ra, lòng tốt và niềm tin cũng cần sao kê.

Thông tin Hà Nội chốt thời gian xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo đã thắp lên nhiều hy vọng về một diện mạo mới cho những vùng ven sông Hồng. Hai cây cầu này không chỉ giải quyết bài toán giao thông mà còn mở ra cơ hội phát triển đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội cho Hà Nội.

Cuối tháng 8/2024, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hai ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện từ người cho chết não là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong kỹ thuật ghép tạng của ngành y tế Hà Nội.

Khi nhắc đến du lịch Hà Nội, nhiều người nghĩ ngay đến những di tích lịch sử, phố cổ hay các khu ẩm thực truyền thống. Thế nhưng, Hà Nội còn có một vẻ đẹp khác, dịu dàng và rực rỡ không kém. Đó là những điểm du lịch hoa – nơi hội tụ của màu sắc, hương thơm và những trải nghiệm gắn liền với thiên nhiên.

Rác thải bừa bãi luôn là vấn đề nhức nhối. Giờ đây, một biện pháp mạnh đang được triển khai, thu hút sự quan tâm của dư luận: Hà Nội sẽ lắp camera phạt nguội những người đổ rác sai quy định. Liệu biện pháp này có đủ sức tạo ra thay đổi?

Ngay trong năm 2025, tuyến đường sắt đô thị số 5, nối từ Văn Cao đến Hòa Lạc, sẽ chính thức khởi công.

Trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, số ca cấp cứu và tử vong do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể. So với Tết 2024, số ca cấp cứu giảm 11%, số ca tử vong giảm gần 29%.

Một thành phố học tập toàn cầu sẽ trông như thế nào? Có thể, đó là nơi mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, đều có cơ hội tiếp cận tri thức; là nơi ngoại ngữ trở thành cây cầu kết nối chúng ta với thế giới.

Gần đây, quyết định dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp đã thu hút sự chú ý của dư luận. Chính sách này không chỉ nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn hướng tới điều tiết hành vi tiêu dùng, thúc đẩy sử dụng hàng nội địa.

Dư luận đang không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ trước vụ việc cô gái 17 tuổi bị đánh hội đồng dã man tại hồ điều hòa phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhìn lại vụ việc, có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao bạo lực lại xảy ra một cách dễ dàng đến vậy? Và làm thế nào để ngăn chặn những hành vi liều lĩnh, manh động trong đời sống?

Sông Hồng vừa được lựa chọn làm biểu tượng phát triển của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2045, tầm nhìn 2065. Con sông Mẹ cũng sẽ trở thành trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, trục kinh tế thương mại, du lịch văn hóa; trục trung tâm nằm giữa đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần nhanh chóng triển khai định danh người bán để quản lý tốt hoạt động mua bán online đang phát triển rất nhanh, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Một ngân hàng vừa ra mắt gói vay "Ngôi nhà đầu tiên" dành cho người dưới 35 tuổi, lãi suất từ 5,5% được cố định trong 5 năm, thời gian vay lên đến 30 năm. Người vay có thể linh hoạt trả nợ với số tiền nhỏ trong những năm đầu và tăng dần theo thu nhập trong tương lai.

Trong thế giới số, việc ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả vào quản lý và tổ chức lễ hội đã mang lại những trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị.

Từ mạng xã hội cho tới các cửa hàng sang trọng hay ở một góc phố nhỏ, hoa hồng, socola được bày bán khắp nơi vì hôm nay là ngày Valentine. Câu chuyện hôm nay là về tình yêu nhưng sẽ ở một khía cạnh khác.

Ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm, sẽ có hiệu lực.

Mạng xã hội Việt Nam hiện đang lan truyền đoạn phim ghi lại hình ảnh đối tượng Tống Anh Tuấn – người tài xế lái ô tô thể hiện bản lĩnh của mình bằng những “cú đấm”.