Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là động lực tăng trưởng
Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của IMF, đánh giá châu Á vẫn là động lực tăng trưởng của thế giới, đóng góp đến 60% cho tăng trưởng toàn cầu. Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế châu Á đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến và IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của khu vực lên 4,6% trong năm 2024 và 4,4% cho năm 2025.
Trong tương lai, IMF kỳ vọng nhu cầu nội địa ở khu vực châu Á sẽ gia tăng trước các khu vực khác, sau những tác động của các đợt thắt chặt tiền tệ trong quá khứ. Cơ quan này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vẫn vững chắc, mặc dù hai nền kinh tế này sẽ tăng trưởng chậm lại phần nào vào năm 2025.
Đối với các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, IMF kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ và rộng khắp.
Trong phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán thấy rõ trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới hơn 3 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số hồi phục về tham chiếu và tăng nhẹ.
Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.
Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.
Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.
0