Đưa khoa học công nghệ để đột phá nông nghiệp
Thay đổi thói quen canh tác, quy hoạch thành các vùng sản xuất lớn, đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất đã giúp ngành nông nghiệp đạt được những đột phá lớn. Đơn cử câu chuyện trồng nấm của Công ty TNHH Kinoko Thanh Cao. Trước kia, trồng nấm theo phương pháp truyền thống, mỗi năm chỉ vài tháng có hàng, thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nhưng từ khi Công ty đưa toàn bộ phôi nấm vào nhà lạnh khép kín, áp dụng công nghệ trồng nấm kim châm của Nhật Bản không chỉ giúp có nấm bán quanh năm, mà cứ mỗi kg nguyên liệu sẽ thu được 1 kg nấm thành phẩm.

Anh Bùi Văn Nhiêm, Quản đốc Công ty TNHH Kinoko Thanh Cao cho biết, hiện nay, nhà máy sản xuất nấm của doanh nghiệp ở Hà Nội và phía Nam đang hoạt động ổn định. Mỗi ngày có thể cung cấp cho thị trường từ 3 đến 5 tấn nấm kim châm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm của doanh nghiệp còn được thành phố cấp chứng nhận OCOP 4 sao. Sản phẩm có mặt ở hầu hết các hệ thống siêu thị lớn của cả nước.

Với người nông dân trồng rau VietGAP ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, sản xuất rau trong nhà lưới và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đã giúp người nông dân có mức thu nhập cao hơn sản xuất rau truyền thống trước đây.

Có thể thấy, cải tiến phương pháp canh tác nông nghiệp hay áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào từng khâu hoặc trong cả chuỗi sản xuất đã và đang mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đang song song triển khai nhiều giải pháp như: dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất để đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn, đưa nhiều giống cây con mới vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lúa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản...Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn nhiều trở ngại cần được tháo gỡ.

Ông Nguyễn Trung Kính, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu mong muốn được nhà nước cũng như các cấp chính quyền giúp đỡ các hộ nông dân nhiều hơn nữa về đầu vào, đầu ra của sản phẩm và quan trọng hơn nữa là hỗ trợ và giúp đỡ các hộ được vay vốn để mở rộng mô hình sản xuất và canh tác bền vững.

Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã có 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy quy mô còn nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 đến 30% so với phương pháp canh tác truyền thống. Và chính hàm lượng khoa học công nghệ đã giúp tăng sản lượng, đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là lĩnh vực trồng trọt đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp Thủ đô.
UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ trao bằng của UBND thành phố công nhận “Nghề truyền thống Hà Nội” cho Cốm làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu vào sáng 9/3.
Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, không chỉ là dịp quy tụ các cây dáng thế khác lạ, mà còn để những người yêu cây, giới sưu tầm tìm về, góp phần định hướng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.
Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước, nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, làng nghề Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.
Các nghệ nhân của làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang nỗ lực mỗi ngày để đưa tinh hoa của làng nghề hội nhập với thế giới.
0