Ký ức 'Bê ta cam'
Lứa sinh viên 7X chúng tôi vừa ra trường được vào Đài Hà Nội làm việc khi đó rất may mắn vì được tiếp cận ngay với công nghệ mới.
Betacam mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sắc nét, máy quay “hoành tráng”. Phóng viên trẻ như chúng tôi khi đi tác nghiệp cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được đứng cùng chiếc máy quay đắt tiền.
Với Betacam, lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là “sống và làm việc theo timecode” như lời của một kỹ thuật viên dựng kỳ cựu.
Mỗi khi đi dựng, trong túi băng bao giờ cũng kèm quyển sổ xem timecode. Với chúng tôi khi đó băng betacam là một tài sản. Hồi đấy, tôi vẫn nhớ một chỉ vàng thời đó giá khoảng 500.000 đồng nhưng một cuộn băng betacam 30 phút để đi quay đã có giá 300.000 - 350.000 đồng nên ai có càng nhiều băng đồng nghĩa với việc “tài sản” càng lớn. Các cô chú lớn tuổi trong ban trước khi nghỉ hưu thường sẽ để lại món “tài sản” quý này cho đồng nghiệp. Và thế là tủ băng của mỗi người cứ ngày một đầy thêm.
Nhưng thời gian cũng làm mọi thứ thay đổi, betacam “lừng lẫy” một thời đã được thay thế bằng công nghệ số, dùng đĩa rồi đến thẻ quay. Tài sản lớn thời đó rồi cũng chuyển về kho lưu trữ của Đài.
Nhưng những chiếc băng “Bê” dấu ấn một giai đoạn phát triển rực rỡ của Đài, của công nghệ truyền hình cùng thời thanh xuân sôi nổi, nhiệt huyết và đầy đam mê của lứa phóng viên 7X chúng tôi thì vẫn mãi vẹn nguyên trong ký ức.
Phan Hường
Phóng viên Ban Biên tập Kinh tế
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
0