'Đội ngũ cán bộ Đài Hà Nội đã lao động sáng tạo và dấn thân'
Phóng viên: Đài Hà Nội đã trải qua một chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển. Nơi đây, các thế hệ phóng viên, biên tập viên đã được rèn luyện, đào tạo như thế nào?
Nhà báo Kiều Thanh Hùng: 70 năm là chặng đường trưởng thành và khẳng định thương hiệu của Đài Hà Nội, của tiếng nói Hà Nội - Thủ đô ta. 70 năm cũng là sự kết tinh của biết bao công sức, niềm tin, lòng yêu nghề của nhiều thế hệ, nhiều lớp cán bộ, công nhân viên, viên chức, người lao động.
Là người may mắn được làm việc, rèn luyện và gắn bó với Đài gần 40 năm, tôi thấy dù trong hoàn cảnh nào, đội ngũ những người làm báo của Đài Hà Nội cũng luôn gắn bó, đoàn kết, đồng lòng, coi Đài là ngôi nhà thứ hai của mình nên đã cống hiến bằng cả tình yêu và niềm tin sâu sắc.
Nhờ có Đài mà lớp lớp phóng viên chúng tôi được hoàn thiện và trưởng thành. Cũng nhờ Đài mà chúng tôi được công chúng báo chí tôn vinh, ủng hộ (kể cả trong chiến tranh, hòa bình, hay trong công cuộc đổi mới). Đó là nền móng vững chắc để các thế hệ sau, lớp phóng viên, biên tập viên hôm nay tự hào, phát huy truyền thống và không ngừng cống hiến, tiếp tục xây dựng, phát triển Đài ngày càng lớn mạnh.
Tôi đánh giá cao trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên Đài Hà Nội hiện nay. Chính họ, chứ không ai khác đã và đang bằng sức lao động sáng tạo, tự nguyện dấn thân để có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, giàu đẹp.
Phóng viên: Với vai trò là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, ông đánh giá như thế nào về chất lượng các sản phẩm báo chí của Đài Hà Nội nói chung, cũng như các tác phẩm báo chí mà Đài đã tham gia các giải báo chí của thành phố trong thời gian vừa qua?
Nhà báo Kiều Thanh Hùng: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán thính giả, đặc biệt là công chúng báo chí hiểu biết về công nghệ, những năm gần đây, các sản phẩm báo chí của Đài Hà Nội đã từng bước được nâng cao về chất lượng, đa dạng về hình thức thể hiện, tính chuyên nghiệp rõ nét hơn, tạo dấu ấn với đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm và đánh giá cao của các tầng lớp nhân dân Hà Nội và cả nước.
Để có được những kết quả bước đầu đó, bên cạnh sự chuyển đổi đồng bộ về cơ cấu tổ chức, coi trọng “tính chuyên sâu, chuyên môn hóa” thông qua việc thành lập mô hình các trung tâm, đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, hăng hái đổi mới, thực sự dấn thân, lao động báo chí hết mình đã tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc, được trao nhiều giải thưởng cao trong các giải báo chí của Trung ương.
Phóng viên: Ông kỳ vọng gì vào sự phát triển của Đài Hà Nội trong những năm tới?
Nhà báo Kiều Thanh Hùng: Trong xu thế hiện nay, dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ và đang dần lấy lại vị thế trong lòng khán, thính giả Thủ đô và cả nước, Đài Hà Nội vẫn cần nâng cao hơn nữa chất lượng các tác phẩm báo chí trên sóng phát thanh, truyền hình và các nền tảng số. Nội dung thông tin cần nhanh, chính xác, chân thực, đầy đủ, đúng bản chất sự việc nhằm tăng hiệu quả và lan tỏa nhanh, mạnh ra cộng đồng.
Đài cũng cần hài hòa giữa các tin hội nghị, tin chính trị với các tin bài phản ánh đời sống dân sinh bức xúc. Cần tăng thời lượng các chương trình thời sự trực tiếp về tình hình giao thông Thủ đô hoặc cập nhật liên tục tình hình, diễn biến thiên tai, bão lũ xảy ra như cơn bão số 3 vừa qua.
Tôi cũng mong các tác phẩm báo chí của Đài sẽ đạt được nhiều giải cao trong các giải thưởng báo chí uy tín của Trung ương.
Từ dấu mốc 70 năm, tôi hy vọng và tin tưởng rằng, thời gian tới, Đài Hà Nội sẽ phát triển toàn diện hơn, trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện mạnh, xứng với vị trí, thương hiệu mà các thế hệ Đài Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
0