May trang phục đón Tết, nét văn hóa truyền thống
Khác với thời xưa, chỉ cần có một bộ quần áo mới cho những ngày đầu năm đã là niềm vui, hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình. Bây giờ, không những trang phục phải đẹp, mà còn phải phù hợp với sở thích, cũng như địa điểm đi chơi trong dịp Tết của mỗi người. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ Hà Nội đã chọn may trang phục, tại các nhà may quen thuộc.
Khoảng 1,2 tháng trước Tết, các cửa hàng may đo theo yêu cầu đều rất bận rộn. Cửa hàng may đo của chị Phùng Thị Hoàng Hà ở phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) cũng không là ngoại lệ.
Nằm trên con phố trung tâm của Hà Nội, lại kinh doanh mặt hàng áo dài truyền thống nên cửa hàng của chị luôn có đủ mặt hàng để khách lựa chọn theo sở thích.
Bà Trương Thị Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm), một người yêu thích đồ may đo chia sẻ, từ khi còn nhỏ, mỗi dịp Tết đến, bà thường được bố mẹ dẫn ra hiệu may đo để may đồ, và rồi thành nếp duy trì hàng năm. Cứ đến Tết, bà sẽ mua sắm, may đo thêm vài bộ đồ mới.
Chị Nguyễn Hồng Liên (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, cho đến giờ, trong ký ức của chị vẫn lưu giữ cái cảm giác vui sướng và háo hức, thích thú khi ngày Tết được mẹ mặc cho bộ quần áo mới và được lì xì. Cho đến giờ, mỗi dịp Tết đến, chị vẫn giữ thói quen may đồ mới diện Tết cho mình và cho các con như một cách để hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ ngày Tết thời thơ ấu.
Vào ngày Tết, nhu cầu của khách hàng thường thích tìm mua những bộ đồ có màu sắc rực rỡ, theo phong cách truyền thống như: áo dài truyền thống, áo chần bông nhung… kèm những họa tiết thêu tay là cành đào tạo điểm nhấn cho trang phục rực rỡ hơn, chị Phùng Thị Hoàng Hà, chủ cửa hàng may đo ở phố Hàng Trống cho biết.
Không chỉ có phụ nữ, trẻ con mới thích được diện trang phục mới đón Tết, nhiều nam giới cũng rất hào hứng khi đặt may âu phục mới cho những ngày đầu năm. Tuy không có sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc như trang phục nữ, nhưng cửa hàng may âu phục nam giới vẫn có nhiều đơn hàng trong mỗi dịp gần đến Tết, bởi may trang phục mới đón tết đã là nét văn hóa của nhiều người dân Hà Thành, nhất là với những người đã sinh sống nhiều đời ở Hà Nội.
Giờ đây quần áo bán sẵn có khá nhiều kiểu dáng, nhưng may trang phục đón Tết vẫn được nhiều người lựa chọn. Đó không chỉ là một thói quen, mà còn là sự gìn giữ nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự quan tâm, gắn kết với mỗi thành viên trong gia đình
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0