Những người kể chuyện bằng hình ảnh

Đài Hà Nội vốn là nơi có khá nhiều người được đào tạo bài bản, có thế mạnh làm phim tài liệu. Các phim tài liệu của Đài không chỉ được phát sóng truyền hình mà từng tham gia và giành giải cao tại các kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc, hoặc các giải báo chí khác.
Đạo diễn Steven Ascher (Mỹ) tặng cuốn sách hướng dẫn làm phim cho Trung tâm Phóng sự - Tài liệu Đài Hà Nội trong khóa đào tạo nghiệp vụ tại Đài Hà Nội.

Tuy nhiên, trong khoảng chục năm trở lại đây, sản xuất phim tài liệu đã có khá nhiều sự thay đổi, không chỉ tập trung vào các đề tài lịch sử. Các nhà làm phim có tư duy sáng tạo hơn, có nhiều ý tưởng đột phá, không bị gò bó bởi đề tài và cách thể hiện. Công chúng cũng đón nhận phim tài liệu theo những cảm thụ mới.

Để hướng việc sản xuất phim tài liệu, phóng sự tài liệu theo hướng chuyên nghiệp, tháng 6/2023, Trung tâm Phóng sự - Tài liệu thuộc Đài Hà Nội đã được thành lập. Tại đây quy tụ nhiều người làm phim thuộc những thế hệ khác nhau, từ đạo diễn trẻ “gene Z” cho tới những đạo diễn kỳ cựu có nhiều tác phẩm được vinh danh. Chính vì thế, những bộ phim tài liệu, phóng sự tài liệu do trung tâm thực hiện mang nhiều phong cách, với những góc nhìn độc đáo.

Chúng tôi mong muốn kể những câu chuyện của thời đại mình, bằng những cách thức mới mẻ và hấp dẫn, chạm vào cảm xúc của khán giả.

Nhà báo Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Phóng sự - Tài liệu.

Nhà báo Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Trung tâm cũng cho biết thêm: “Mỗi năm, Trung tâm Phóng sự - Tài liệu có nhiệm vụ sản xuất khoảng hơn 200 phóng sự và phim tài liệu. Cho dù áp lực sản xuất đủ số lượng để phát sóng là rất lớn, nhưng anh chị em đạo diễn, biên tập viên luôn trăn trở để có những tác phẩm chất lượng nhất. Ekip làm phim luôn tìm những cách kể chuyện sinh động nhất là bằng hình ảnh để không còn sự khô khan, khó xem, mà trở thành những tác phẩm có giá trị, lưu giữ những dấu ấn của thời đại, phản ánh các vấn đề trong mọi mặt cuộc sống.”

Nhà báo Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Phóng sự - Tài liệu, Đài Hà Nội

Dù mới thành lập, Trung tâm Phóng sự - Tài liệu đã ghi dấu ấn với nhiều tác phẩm được đánh giá cao. Trong đó phải kể đến phim tài liệu “Trọn cuộc đời phụng sự nhân dân” về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát sóng tháng 7/2024.

Bộ phim đã kể lại một cách chân thật và xúc động về cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 80 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, hơn 13 năm giữ trọng trách cao nhất của Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc, cho nhân dân. Lý tưởng cao đẹp đó vẫn hiện diện đến tận những giây phút cuối đời và ngay cả trong những lúc trên giường bệnh.

Nhà báo Chu Kỳ Long, Phó Giám đốc Trung tâm Phóng sự - Tài liệu cho biết: “Phim tài liệu 'Trọn cuộc đời phụng sự nhân dân' có thời lượng 45 phút với rất nhiều tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, về sự quan tâm, gắn bó của Tổng Bí thư với Hà Nội. Chúng tôi thực hiện bộ phim này bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm và niềm tôn kính đối với những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nỗ lực của anh em làm phim cũng được đền đáp khi bộ phim đã được khán giả đón nhận, với hàng trăm nghìn lượt xem trên các nền tảng”.

Để thực hiện những đề tài về đời sống một cách sinh động, những người làm phim phải lăn lộn nhiều hơn.

Lịch sử rất thú vị khi ta tiếp xúc với những con người mang ký ức cá nhân sâu sắc về những gì họ đã trải qua trong cuộc đời gắn với một thời đại, ký ức đó cũng chính là tinh thần của thời đại. Nhưng đó cũng là vấn đề khó khi làm phim tài liệu về đề tài lịch sử, truyền thống.

Trung tâm Phóng sự - Tài liệu Đài Hà Nội có một nhiệm vụ rất quan trọng là thực hiện những bộ phim về đề tài chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố.

Chúng tôi luôn tìm tòi cách thể hiện thật sinh động, dễ xem và làm sao có sức hấp dẫn đối với các phim tài liệu thuộc tuyến đề tài này. Những câu chuyện, nhân vật tiêu biểu được chọn lựa mang hơi thở cuộc sống, có sức lan tỏa. Một chính sách, chủ trương đi vào cuộc sống sẽ có sức thuyết phục lớn, khi được người dân biết, hiểu và làm theo. Chúng tôi đang hàng ngày ghi chép và lan toả những câu chuyện ấy bằng hình ảnh.

Nhà báo Nguyễn Đình Thanh chia sẻ.

Nhiều bộ phim tài liệu khác cho Trung tâm sản xuất trong thời gian gần đây cũng được người xem đón nhận. Trong đó có phim về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, loạt phim “Sông Mẹ” về cuộc sống hai bên dòng sông Hồng.

Loạt phim tài liệu về đề tài dân sinh có những cách thể hiện mới, khác lạ hơn, sinh động hơn nhưng lại vô cùng gần gũi như “Sướng - khổ ở nhà phố cổ” với những cảnh quay đắt giá bên trong những căn nhà ở phố “Hàng”, những câu chuyện dở khóc dở cười trong sinh hoạt hàng ngày của người dân phố cổ; “Thành phố phía lưng chừng” đem đến một góc nhìn lạ về một Hà Nội nhìn từ những căn gác nhà mặt phố, bình yên và cổ kính, tách biệt và đối lập với sự ồn ào náo nhiệt ở tầng 1…

Cuộc sống và con người ở Hà Nội luôn là những đề tài nhiều cảm xúc đối với các đạo diễn phim tài liệu. Ảnh chụp màn hình một cảnh quay trong bộ phim “Thành phố phía lưng chừng”.

Năm 2024, bên cạnh tiếp tục sản xuất các vệt chương trình đã trở nên quen thuộc như "Cuộc sống thị thành", Trung tâm Phóng sự - Tài liệu “trình làng” hai chương trình mới: "Nghệ nhân Hà Nội" lên sóng từ tháng 4/2024 và "Di sản kể chuyện", từ tháng 10/2024.

Chương trình "Nghệ nhân Hà Nội" là câu chuyện về những người đang nắm giữ những bí quyết của nghề thủ công truyền thống, đã và đang có những đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội. Trong khi đó, "Di sản kể chuyện" là loạt phim tài liệu 45 phút/tập về khám phá di sản, với những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn hoặc gần gũi nhưng chưa được khám phá hay đã bị lãng quên. Đây là cầu nối giữa các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những người yêu di sản với công chúng.

Ekip thuộc Trung tâm Phóng sự - Tài liệu đang thực hiện một cảnh quay tại Phú Xuyên cho series phim “Nghệ nhân Hà Nội”.

Tìm cái mới, cách thể hiện mới trong những chủ đề, câu chuyện tưởng như đã quen thuộc luôn là một thách thức của những người làm phim tài liệu. Lựa chọn lối làm phim tài liệu mô tả, quan sát và tham dự với những khuôn hình đa dạng vừa giàu tính thẩm mỹ, vừa sinh động, đời thường là điều mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim, hậu kỳ hướng tới. Dẫu đó là một thách thức mà người làm phim tài liệu truyền hình phải đối diện hàng ngày, với từng chủ đề cùng với những quy định ngặt nghèo về tiến độ, kinh phí sản xuất, thông điệp và tư tưởng.

Khám phá những câu chuyện đời sống và chia sẻ câu chuyện ấy bằng ngôn ngữ hình ảnh chân thực nhưng đậm chất nghệ thuật, đó là niềm hạnh phúc và cũng là đam mê của những người làm phim thuộc Trung tâm Phóng sự - Tài liệu Đài Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.