Tên lửa siêu thanh Nga khiến hệ thống phòng không Ukraine gặp khó
Bộ Quốc phòng Anh ngày 1/11 cho rằng, các tên lửa Killjoy của Nga đang được bố trí ở Sân bay Machulishchy của Belarus. Theo cơ quan này, các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tiêm kích của Nga đỗ ở sân bay dọc một thùng có thể đang chứa tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Killjoy.
Các tên lửa Killjoy có một vài lợi thế so với các tên lửa mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, trong đó có cả các tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực HIMARS M142. Chẳng hạn, chúng có thể mang hạt nhân và di chuyển với tốc độ lên tới gần 14.500 km/h.
Ông Iain Boyd, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến An ninh Quốc gia tại Đại học Colorado nhận định với Newsweek ngày 1/11 rằng, hệ thống phòng không hiện nay của Ukraine chỉ có thể bắn rơi khoảng 20% tên lửa siêu thanh do tốc độ của chúng quá lớn.
Do các tên lửa này di chuyển rất nhanh nên hệ thống phòng không mà quân đội Ukraine đang vận hành gặp sức ép về thời gian phản ứng, ông Boyd đánh giá. Các hệ thống được Ukraine sử dụng có tầm bắn từ 10 - 100 km trong khi tên lửa Killjoy có thể di chuyển với vận tốc 3km/s khiến cho thời gian phản ứng của Kiev còn rất ít. Hơn nữa, các tên lửa siêu thanh di chuyển cao hơn tầm bắn của hệ thống S-300 - vốn có tốc độ tối đa chỉ bằng một nửa tốc độ của Killjoy.
Ngày 31/10, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ cung cấp cho Ukraine 8 hệ thống NASAMS cùng với đạn dược. NASAM là hệ thống phòng không tầm ngắn. CEO của tập đoàn Raytheon Technologies - ông Greg Hayes nhận định với CNBC rằng hệ thống phòng không này có thể "bắn rơi mọi thứ trên bầu trời từ các UAV cho tới các tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu". Ông Boyd cho biết NASAMS có thể giúp Ukraine tăng cường khả năng nhưng Kiev vẫn gặp khó khăn trong việc bắn rơi các tên lửa Killjoy.
Theo ông Boyd, quân đội Mỹ vẫn đang phát triển công nghệ có thể đối phó hiệu quả hơn với các tên lửa siêu thanh. Chẳng hạn, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa đang nghiên cứu các bộ cảm biến trong không gian để phát hiện các tên lửa siêu thanh sớm hơn và nghiên cứu các radar tầm xa hơn - cả hai đều giúp quân đội có thời gian phản ứng lâu hơn. Tuy nhiên, những công nghệ này vẫn trong giai đoạn đầu phát triển.
"Chúng ta thực sự không có bất cứ thứ gì hiện nay để cung cấp sự bảo vệ tốt hơn trước các vũ khí này. Hầu hết các vũ khí siêu thanh được sử dụng ở Ukraine đều lọt qua (hệ thống phòng không)", ông Boyd cho biết.
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng việc đặt các tên lửa siêu thanh ở Belarus có thể giúp các nhà lãnh đạo quân sự Nga có thể tấn công dễ dàng hơn các mục tiêu quan trọng ở phía Tây và phía Bắc Ukraine bởi Belarus có chung đường biên giới với Ukraine.
Người phát ngôn Lực lượng vũ trang Ukraine Yevhen Silkin nghi ngờ khả năng Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công từ Belarus. Ông cho biết khả năng này sẽ phụ thuộc vào việc liệu Nga có thể tăng cường ít nhất 50.000 quân hay không. Ông cũng đánh giá mối đe dọa của một cuộc tấn công sẽ gia tăng "đáng kể" vào năm 2023 nếu Nga gặp trở ngại trong việc hoàn thành các mục tiêu.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, hơn 200.000 lính dự bị động viên của Nga đang trải qua các khóa huấn luyện để tham gia vào chiến dịch quân sự ở Ukraine với 87.000 binh lính được huy động đã được triển khai trên chiến trường./.
Ukraine đang đưa những chiếc xe tăng Abrams cuối cùng tới tỉnh Kursk của Nga khi Moskva tăng tốc phản công dồn dập trong thời gian qua.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
0