Tinh thần thi ca từ cộng đồng người khiếm thị
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ tháng thơ Se Sẽ Chứ, tập trung đối thoại về sự “Nhìn - Thấy - Biết - Thấu cảm” để gắn kết cộng đồng, xóa mờ giới hạn thưởng thức văn học nghệ thuật. Điểm nhấn đặc biệt của tọa đàm là phần trình diễn thơ Haiku trên nền đàn tranh. Đây là loại hình thơ nổi tiếng của Nhật Bản, với cấu trúc 3 dòng tượng thanh, tượng hình rõ ràng, giúp người nghe hiểu rõ nội dung văn học ngay cả khi họ không thể nhìn thấy câu chữ.
Nghệ sĩ trẻ Nguyễn An Như chia sẻ: “Mình phải có sự trải nhiệm về thiên nhiên để biến chúng thành âm thanh”.
Âm thanh độc đáo từ nhạc cụ dân tộc mô phỏng sống động cảnh sắc thiên nhiên, giúp nghệ sĩ khiếm thị tái hiện trọn vẹn bối cảnh và cảm xúc tác phẩm. Đó cũng là thông điệp đằng sau chủ đề “Như thể ai đó mù đang ngắm trăng”, lấy cảm hứng từ tựa đề bài thơ Haiku nổi tiếng của tác giả Basho. Đôi khi người khiếm thị dù không thể nhìn, lại có thể cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác sâu sắc hơn.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Những người khiếm thị là những người rất đặc biệt. Họ không nhìn được tôi, nhưng họ cảm nhận được. Tôi rất thích cách nhìn của họ, một cách nhìn mà không bị lệ thuộc vào con mắt sinh học”.
Tháng 12 này, tháng thơ Se Sẽ Chứ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng người khiếm thị thông qua thực hành nghệ thuật. Nổi bật như phòng đọc “Sờ chữ nghe thơ”, workshop học chữ nổi, đêm thơ mừng năm mới… Qua đó lan tỏa tình yêu thi ca đến người tham dự, dù là người sáng hay khiếm thị, đều có thể chạm đến vẻ đẹp của thi ca bằng thính giác.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.
0