Tinh xảo nghề đậu bạc ở làng Định Công
Để có được một sản phẩm đậu bạc, trước tiên, người thợ kim hoàn phải nấu chảy bạc nguyên liệu thành các thanh, khi đổ thanh phải đều, trơn và không bị vón cục để khi cán không bị "dớp" (gãy, vỡ vụn).
Sau đó đưa vào máy cán phải đảm bảo phẳng, mịn, không đứt đoạn, quá trình cán phải được "nướng" thường xuyên cho mềm. Xong công đoạn cán là rút chỉ, tùy vào từng mẫu mã mà người thợ có thể rút các sợi "chỉ" có kích thước khác nhau, loại chỉ mảnh nhất có thể kéo đạt kích thước 0,26 mm. Hai sợi chỉ như thế se lại với nhau để thành sợi chỉ se bạc. Những bộ phận tinh xảo đặc mang nét đặc trưng của nghề đậu bạc, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh – phường Định Công, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Dùng các sợi chỉ có thể uốn thành các chi tiết rất nhỏ như hạt vừng, hạt kê rồi ghép lại với nhau. Nếu thực hiện gồm 10 bước, có 9 bước tốt rồi mà bước cuối cùng hàn lại bị hỏng thì phải làm lại từ đầu. Vì vậy, lúc đầu khi làm cảm giác rất ức chế nhưng khi thành công nó lại trở thành động lực của mình.”
Nghề kim hoàn có bốn kỹ thuật chính gồm: trơn, đấu, chạm và đậu. Trong đó, kỹ thuật đậu bạc ở vị trí cao nhất và khó nhất.
Đậu bạc ở làng Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến nay đã có lịch sử 1.500 năm và từng rất hưng thịnh khi được mệnh danh là một trong bốn nghề tinh hoa của đất Thăng Long xưa. Tuy nhiên, hiện cả làng chỉ còn duy nhất hai gia đình vẫn ngày ngày miệt mài giữ lửa cho nghề truyền thống của cha ông.
Nghệ nhân nhân dân Quách Văn Hiểu - phường Định Công, quận Hoàng Mai cho biết: “Năm đời theo nghề tổ tiên ông cha để lại, cho đến giờ tôi rất tự hào vì đã giữ lại nghề của mình. Mặc dù được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng nhưng để tồn tại lâu cũng là một vấn đề.”
Để nghề truyền thống không mai một và bị thất truyền, nhiều lớp truyền nghề đã được các nghệ nhân mở ra. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật khó, mặt khác để có một sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi tay nghề cao và phải mất tới hàng chục ngày công, thậm chí lâu hơn. Vì thế chỉ khi thực sự yêu nghề, mê mẩn với nghệ thuật kéo chỉ bạc, người thợ mới có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng và gắn bó lâu dài với nghề.
Anh Lê Đình Sơn – phường Định Công, quận Hoàng Mai cho biết: “Để làm được những sản phẩm phức tạp phải trải qua ba năm thì tôi mới bắt đầu chỉn chu hơn.”
Dù chỉ còn lại hai gia đình duy nhất trong làng nhưng bằng sự tâm huyết và nỗ lực của các nghệ nhân nghề đậu bạc Định Công đang được nhiều người biết đến hơn và dần phục hồi trở lại.
Anh Sebastian - du khách Anh chia sẻ: Chúng tôi biết nơi này thông qua mạng xã hội, chúng tôi đã đặt chế tác nhẫn và khuyên tai ở đây. Chúng tôi thực sự ấn tượng và hài lòng.”
Hy vọng, sự quan tâm của chính quyền các cấp cùng với sự tâm huyết, sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân, làng nghề đậu bạc Định Công sẽ tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Từ đó tìm lại chỗ đứng cho những sản phẩm đã từng vang bóng một thời.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.
15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
0