Nghề đậu bạc Định Công một thời vang tiếng

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Từng là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất kinh thành Thăng Long xưa, trải qua bao thăng trầm, nghề đậu bạc làng Định Công trước đây (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) dần bị mai một.

Tuy nhiên, nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Nghề đậu bạc đã dần được phục hồi.

Đậu bạc là dùng các sợi chỉ bạc 0,26 li xoắn lại với nhau, cán dẹt ra để uốn thành các hoa văn, họa tiết khác nhau.

Hàng trăm hàng nghìn chi tiết nhỏ đó ghép lại với nhau thì được gọi là kỹ thuật đậu bạc. Công việc này đòi hỏi người thợ phải cần cù, tỷ mỉ, có óc mỹ thuật và sự sáng tạo.

Công việc đậu bạc đòi hỏi người thợ phải cần cù, tỷ mỉ, có óc mỹ thuật và sự sáng tạo.

Nghề kim hoàn có bốn kỹ thuật chính, gồm: trơn, đấu, chạm và đậu. Trong đó, kỹ thuật đậu bạc ở vị trí cao nhất và khó nhất.

Đậu bạc ở Định Công đến nay đã có lịch sử 1.500 năm và từng rất hưng thịnh khi là một trong bốn nghề tinh hoa của đất Thăng Long xưa. Tuy nhiên, hiện cả làng chỉ còn hai gia đình vẫn ngày ngày miệt mài giữ lửa cho nghề truyền thống của cha ông.

Đậu bạc ở Định Công đến nay đã có lịch sử 1.500 năm và từng rất hưng thịnh.

Để nghề truyền thống không mai một và bị thất truyền, nhiều lớp truyền nghề đã được các nghệ nhân mở ra. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó. Mặt khác, để có một sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi tay nghề cao và phải mất tới hàng chục ngày công, thậm chí lâu hơn, vì thế chỉ khi thực sự yêu nghề, mê mẩn với nghệ thuật kéo chỉ bạc, người thợ mới có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng và gắn bó lâu dài với nghề.

Để có một sản phẩm hoàn hảo, đòi hỏi phải có tay nghề cao và phải mất tới hàng chục ngày công, thậm chí lâu hơn.

Dù chỉ còn lại hai gia đình làm nghề, nhưng bằng sự tâm huyết và nỗ lực của các nghệ nhân, nghề đậu bạc Định Công đang được nhiều người biết đến hơn và dần phục hồi.

Hy vọng  nghề đậu bạc Định Công sẽ tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Từ đó, tìm lại chỗ đứng cho những sản phẩm đã từng vang bóng một thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Hội chợ Làng nghề Việt lần thứ 20 và Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 vừa diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ 489 Hoàng Quốc Việt, quy tụ tinh hoa làng nghề của gần 100 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành phố.

Thủ đô Hà Nội là “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Sáng 29/9, quận Hoàng Mai đã tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Nghề truyền thống Hà Nội - Nghề đậu phụ Mơ Mai Động.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội không chỉ đơn thuần là một hành trình du lịch, mà còn là một hành trình về nguồn cội, nơi kết nối những giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hà Nội. Mỗi điểm dừng chân không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tâm tư của người dân địa phương.