Trai Triều Khúc tô son điểm phấn múa con đĩ đánh bống

Mùng 9-12 tháng Giêng âm lịch, dân làng Triều Khúc rủ nhau đi hội, ngả nghiêng với điệu múa trống bồng độc đáo "con đĩ đánh bồng" của các trai làng.

Anh Nguyễn Huy Tuyền, Chủ nhiệm CLB trống bồng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mô tả: "Điệu múa này đòi hỏi người múa phải lẳng lơ như một người phụ nữ thực thụ, thế nên là nó rất khó. Lúc đầu mình vào mãi mới múa được, còn không dám múa đâu vì nó ngượng quá. Mãi về sau mới quen dần và không ngượng nữa".

Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, trai làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8. Vua Phùng Hưng, trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), đã đóng quân tại làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho quân binh, ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng.

Dù có ở nhiều nơi, nhưng chỉ riêng Triều Khúc giữ được nguyên vẹn hồn cốt và thần thái điệu múa bồng.

Múa bồng có khoảng 30 điệu, với ba động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống. Người múa phải thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái, lại vẫn toát được phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.

Những chàng trai trong đội múa phải là dân gốc của làng, dung mạo sáng sủa.

Những chàng trai trong đội múa phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng. Họ còn phải là trai ngoan, không dính tệ nạn xã hội, gia đình sung túc. 

Điệu múa "con đĩ đánh bồng" không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội làng Triều Khúc mà còn được định hướng là một trong những sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.