Chuẩn bị cho 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là chương trình quy mô lớn, lần đầu tiên tổ chức dưới hình thức không gian văn hóa, lịch sử - sân khấu thực cảnh tại Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ và không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm.

Theo đó, tổng số lực lượng tham gia "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là 10.000 người; trong đó, 9.400 đại biểu là người dân - vừa là diễn viên tham gia diễu hành, trình diễn, vừa là khán giả tham dự chương trình.

Thành phố Hà Nội đã xin ý kiến và tiếp thu, hoàn thiện kịch bản tổ chức ngày hội; thống nhất về nội dung kịch bản, trang trí tổ chức ngày hội; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã ban hành kế hoạch, chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực (Sở Văn hóa và Thể thao) trong triển khai các nhiệm vụ luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt theo tiến độ đề ra.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024. Ảnh minh họa.
"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024. Ảnh minh họa.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị, công tác tổ chức ngày hội cần bảo đảm không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Thủ đô.

Đây là cơ hội lan tỏa, quảng bá văn hóa, lịch sử, du lịch của thành phố đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế; do đó, cần huy động tối đa các hình thức truyền thông trước và trong chương trình để người dân toàn Thành phố và cả nước theo dõi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.