Đón năm mới – từ quá khứ đến hiện tại

Khi đồng hồ điểm đúng 12h đêm giao thừa, các cộng đồng trên khắp thế giới sẽ chào đón năm mới bằng những truyền thống độc đáo. Nghi lễ đón năm mới có thể khác nhau nhưng đều có những điểm chung nhất định, đó là sự chiêm nghiệm về thời gian trôi qua, cầu mong may mắn, sức khỏe, sự tụ họp cộng đồng, đoàn tụ gia đình và bạn bè.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Lịch sử quả cầu năm mới trên Quảng trường Thời đại

Người dân trên khắp thế giới không chỉ đón năm mới theo các cách thức khác nhau mà còn tính lịch đón năm mới rất khác nhau. Người Ai Cập tính lịch năm mới của riêng họ theo chu kỳ dâng nước của sông Nile.

Người châu Á, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Do Thái đón năm mới theo lịch âm. Người dân Ethiopia cho rằng ngày tốt lành để đón năm mới là ngày 11 tháng 9. Khi đồng hồ điểm đúng 12h đêm giao thừa, các cộng đồng trên khắp thế giới sẽ chào đón năm mới bằng những truyền thống độc đáo - một số truyền thống được biết đến nhiều như lễ thả quả cầu nổi tiếng ở Quảng trường Thời đại đến treo hành tây.

Và còn vô số truyền thống khác ít được biết đến. Nghi lễ đón năm mới có thể khác nhau nhưng đều có những điểm chung nhất định, đó là sự chiêm nghiệm về thời gian trôi qua, cầu mong may mắn, sức khỏe, sự tụ họp cộng đồng, đoàn tụ gia đình và bạn bè.

Ngày nay, hàng trăm nghìn người vui chơi chen chúc ở Quảng trường Thời đại, chờ đợi hàng giờ trước nửa đêm cho đến khi quả cầu được thả xuống, trong khi theo trang web chính thức của Quảng trường Thời đại, ước tính có hơn một tỷ người theo dõi quả cầu thả xuống qua truyền hình.

Quả cầu Quảng trường Thời đại lần đầu tiên được thả vào năm 1904. Người chế tạo ra quả cầu là Jacob Starr, một người nhập cư và thợ kim loại người Ukraine, và cựu biên tập viên tờ New York Times, Adolph Ochs đã thành công trong việc thu hút đám đông đến tòa nhà chọc trời của tờ báo tại Quảng trường Thời đại để xem pháo hoa chào mừng năm mới. Tuy nhiên, vài năm sau đó các quan chức thành phố đã cấm sử dụng thuốc nổ.

Vì vậy, Ochs đã giao cho Starr, nhân viên công ty làm biển hiệu Strauss Signs chế tạo ra quả cầu đón năm mới. Ban đầu, đó chỉ là một chiếc lồng sắt và gỗ được trang trí bằng bóng đèn, một thế kỷ trôi qua, ngày nay nó đã trở thành một quả cầu pha lê nhiều màu sắc rực rỡ.

Theo Times Square Alliance, quả cầu đón năm mới 2025 có khả năng hiển thị hơn 16 triệu màu sắc rực rỡ và hàng tỷ họa tiết, và được chiếu sáng bằng 32.256 đèn LED tiết kiệm năng lượng.

Vào năm 2025, chúng tôi sẽ mở Times Travel, một bảo tàng để mọi người tới trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử của đêm giao thừa, bao gồm cả quả cầu này. Bảo tàng sẽ ở ngay đây tại số 1, Quảng trường Thời đại.

Ông Jeffrey Straus – Chủ tịch Countdown Entertainment.

Nghi lễ thả quả cầu trên Quảng trường Thời đại bắt nguồn từ một tập tục xưa cũ. Khi đó, chỉ có những người giàu mới có đồng hồ cá nhân, đa số công chúng căn cứ vào một quả cầu được thả từ cột cao xuống để biết thời gian trong ngày.

Một trong những quả cầu thời gian đầu tiên, được lắp đặt vào năm 1833 tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich bên ngoài London, Anh, được thả xuống hàng ngày vào lúc 1 giờ chiều để thuyền trưởng của các con tàu đi qua sông Thames có thể xác minh thời gian trên đồng hồ bấm giờ của họ. Vì thế mà phong tục thả quả cầu lúc giao thừa còn mang ý nghĩa tượng trưng cho thời gian trôi qua.

Gìn giữ truyền thống

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, người La Mã đặt tên cho tháng Giêng theo tên của vị thần Janus – vị thần có hai khuôn mặt, một nhìn về phía sau và một nhìn về phía trước, và như vậy, tháng Một cũng là thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Vào một thời điểm đặc biệt như vậy, người ta nhất định sẽ phải làm điều gì đó đặc biệt. Kể từ đó, nhiều truyền thống đã xuất hiện, từ việc ăn mừng bằng rượu sâm panh, tiệc tùng cho đến việc trao nhau nụ hôn năm mới, và rất nhiều lễ hội đón năm truyền thống lâu đời vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay và sẽ còn mãi về sau.

Một số thành phố ven biển ở Tây Ban Nha, như Barcelona và San Sebastian, chào đón năm mới theo một cách khá khác thường - ngâm mình trong nước biển vào ngày đầu tiên của năm mới. Ngày càng có nhiều cư dân của những thành phố này có mặt trên các bãi biển vào ngày 1 tháng 1 để ngâm mình trong làn nước mát lạnh của Địa Trung Hải hoặc Đại Tây Dương. Hành động táo bạo này nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe, sự tươi mới và năng lượng mới cho năm tới.

Để chào đón năm mới, theo truyền thống, người dân Italy lao xuống dòng nước băng giá của sông Tiber ở Rome từ cầu Cavour. Lễ hội Tiber Dive hàng năm đã được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới kể từ năm 1946. Năm nay, ba thợ lặn đã thực hiện cú nhảy từ cầu Cavour ở trung tâm thủ đô của Italy.

Hàng chục người đã ngâm mình và té nước lạnh buốt trong  hồ bơi ở một ngôi đền tại Tokyo, tuân theo truyền thống của Nhật Bản để thanh lọc tâm hồn và cầu nguyện cho sức khỏe tốt trong năm mới.

Hầu hết nam giới chỉ quấn khố trắng quanh hông và một số phụ nữ mặc áo choàng trắng tham gia nghi lễ chịu lạnh thường niên tại Kanda Myojin, một ngôi đền Shinto ở trung tâm thành phố Tokyo. Họ chạy bộ quanh đền và thực hiện một số bài tập thể dục để khởi động trước khi bước vào hồ nước cao đến đầu gối được làm lạnh hơn bằng những tảng đá lớn. Họ dùng những chiếc xô bằng gỗ, đổ nước lên đầu và hô lớn để cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh. Thanh lọc cơ thể là chìa khóa trong các nghi lễ Shinto để xua đuổi tà ma.

Dạo này có rất nhiều động đất, mà động đất là thiên tai, nên tôi không thể làm gì nhiều. Nhưng tôi cầu nguyện rằng những thảm họa như vậy ít nhất cũng có thể giảm bớt.

Ông Nowaki Yamaguchi - Người tham gia nghi lễ 51 tuổi.

Người đi lễ đền cũng cầu mong những điều khác, chẳng hạn như an toàn giao thông, thành công trong kinh doanh hoặc thi cử và sinh con an toàn. Shinto là tôn giáo bản địa của Nhật Bản có từ nhiều thế kỷ trước và là một phần của nền văn hóa.

Thành phố Kanazawa của Nhật Bản chào đón năm 2025 bằng màn trình diễn chữa cháy ngoạn mục tại Công viên Lâu đài Kanazawa. Lễ mừng năm mới thường niên này có sự tham gia của hơn 1.300 thành viên từ 49 đội cứu hỏa của thành phố biểu diễn các pha nhào lộn và màn đồng diễn cứu hỏa, một truyền thống có từ thời Edo (1603 – 1867).

Kết thúc buổi biểu diễn, lính cứu hỏa ngồi trên những chiếc thang tre cao sáu mét phun một làn sương nước mỏng lên bầu trời, nhận được tiếng reo hò cổ vũ từ đám đông. Sự kiện này tôn vinh di sản của Kaga - Tobi, một đơn vị chữa cháy tinh nhuệ nổi tiếng về lòng dũng cảm và sự nhanh nhẹn.

Sự kiện này khi bị hủy vào năm 2024 do trận động đất bán đảo Noto. Lính cứu hỏa bày tỏ hy vọng cuộc sống sẽ bình yên hơn trong năm 2025.

Buổi biểu diễn kết hợp truyền thống lịch sử với kỹ năng hiện đại, thể hiện tinh thần bền bỉ của cộng đồng lính cứu hỏa Kanazawa.

Lễ hội Dondo - Yaki, được tổ chức tại Nhật Bản vào giữa tháng 1, là sự kiện đón năm mới được yêu thích. Những người tham gia lễ hội với mong muốn buông bỏ vận đen của năm cũ và chào đón may mắn cho năm tới. Lễ hội truyền thống sôi động này có từ thời Edo, được tổ chức tại bãi biển Oiso Kitahama ở Kanagawa, phía Nam Tokyo. Người dân địa phương tụ tập ở đây để ăn mừng Koshogatsu (Tết nhỏ) và cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của gia đình.

Những đống lửa nghi lễ được thắp lên, người ta ném những đồ trang trí năm mới đầy màu sắc vào đống lửa, trên nền tiếng trống, tiếng hát và tiếng tụng kinh của những người đi lễ.

Lễ hội này có 400 năm lịch sử là di sản văn hóa quan trọng cấp quốc gia. Chúng tôi muốn tiếp tục bảo tồn những khía cạnh văn hóa và phong tục rất quan trọng này.

Bà Okami Yuki - Một ủy viên hội đồng địa phương.

Sự kiện này cũng tượng trưng cho lời chúc thịnh vượng trong kinh doanh và may mắn nói chung. Khi lễ hội kết thúc, những người tham gia sẽ nướng các loại thực phẩm như mochi (bánh gạo), mikan (cam) và kẹo dẻo. Tên gọi "Dondo" bắt nguồn từ "Don Don", có nghĩa là "càng ngày càng nhiều" trong tiếng Nhật. Được công nhân là Di sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng của Nhật Bản, lễ hội thu hút rất đông người tham dự mỗi năm.

Lễ hội hóa trang Olowogbowo Fanti lấy cảm hứng từ văn hóa Nigeria, Brazil và Cuba đã được tổ chức trong hơn một thế kỷ tại Nigeria, để chào mừng năm mới.

Chương trình lễ hội bao gồm các buổi biểu diễn văn hóa của Mỹ Latinh và châu Phi, một cuộc thi sắc đẹp và các sự kiện trên mặt nước để tôn vinh văn hóa của một địa phương vùng biển.

Pháo hoa từ truyền thống đến hiện tại

Hàng năm, hàng tỷ người trên khắp thế giới chào đón năm mới bằng màn bắn pháo hoa ngoạn mục. Đúng nửa đêm, một màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc bùng nổ dưới bầu trời đêm để đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu một năm mới. Theo một số nhà sử học, pháo hoa có từ thời nhà Hán của Trung Quốc (từ năm 202 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), khi đó người ta ném thân tre vào lửa để tạo ra tiếng nổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm ra đời của pháo hoa.

Các nhà sử học khác cho rằng nguồn gốc của pháo nổ bắt nguồn từ thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 - 1279 sau Công nguyên), khi người dân sản xuất pháo bằng cách cuộn giấy và nhồi thuốc súng và ngòi nổ vào trong.

Họ cũng xâu những quả pháo này lại với nhau thành từng chùm lớn và đốt chúng. Trong thời gian này, pháo hoa đi kèm với nhiều lễ hội, bao gồm đám cưới, sinh nhật và các lễ kỷ niệm khác để xua đuổi tà ma.

Đến thế kỷ XIV, pháo hoa đã du nhập vào châu Âu và trở nên phổ biến trong khu vực vào thế kỷ XVII. Pháo hoa được phổ biến rộng rãi vào những năm 1830.

Trong thời kỳ Phục hưng Itaty (1340 - 1550), pháo hoa trở nên phổ biến nhờ những người thợ làm pháo hoa — họ thí nghiệm và trình diễn pháo hoa. Đây là thời điểm pháo hoa nhiều màu sắc khác nhau được phát triển. Các trường dạy pháo hoa mở ra để dạy thế hệ trẻ cách làm chủ nghề thủ công mới thú vị này.

Tại Mỹ, những người định cư đầu tiên đã mang tình yêu pháo hoa của họ đến Tân Thế giới và pháo hoa được dùng để chào mừng Ngày Độc lập đầu tiên — cho đến nay truyền thống này vẫn tiếp tục vào ngày 4 tháng 7 hàng năm.

Tại sao người ta đón giao thừa bằng pháo hoa? Mặc dù không có câu trả lời rõ ràng, một số nhà sử học tin rằng pháo hoa đã có sự tiến triển từ việc được sử dụng cho các lễ hội thành một yếu tố chính trong các hoạt động chào đón đêm giao thừa.

Điều này có thể là do mong muốn chung của con người là đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng bằng một điều gì đó thật hoành tráng. Họ muốn ghi dấu sự kết thúc của năm cũ và một khởi đầu mới một cách đầy phấn khích và vui vẻ, vì vậy pháo hoa được lựa chọn để đón năm mới.

Syney, Australia đón giao thừa năm 2025 bằng một màn pháo thật ngoạn mục, thắp sáng Cảng Sydney nổi tiếng. Có hai màn trình diễn chính, một lúc 9 giờ tối và một lúc nửa đêm. Lần đầu tiên, pháo hoa thắp sáng cả hai bên Cầu cảng Sydney, Nhà hát Opera Sydney và các mái nhà trên khắp đường chân trời. Màn bắn pháo hoa nửa đêm được hơn 1 triệu người dọc theo bến cảng chứng kiến và thu hút hơn 425 triệu người xem trên toàn thế giới.

Thái Lan chào đón năm 2025 bằng màn bắn pháo hoa thân thiện với môi trường làm từ gạo nếp, trải dài 1.400 mét trên sông Chao Phraya ở trung tâm Bangkok. Màn bắn pháo hoa gồm sáu đợt, được tô điểm bằng tông màu pastel và vàng, theo chủ đề “Tôn vinh di sản trường tồn của Xiêm” và diễn ra tại Icon Siam, một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất thành phố. Ở Thủ đô Bangkok, mọi người tụ tập tại các trung tâm mua sắm và dọc bờ sông để xem pháo hoa thắp sáng đường chân trời của thành phố, trên nền Cung điện Hoàng gia Grand Palace bên kia sông.

Pháo hoa đêm giao thừa Dubai 2025 diễn ra tại Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, đã trở thành truyền thống từ năm 2010. Màn trình diễn do Emaar Properties tổ chức bao gồm pháo hoa, đèn và tia laser. Cùng với pháo hoa còn có trình diễn máy bay không người lái ấn tượng với hơn 10.000 máy bay không người lái, lập hai kỷ lục Guinness thế giới về đội hình máy bay không người lái lớn nhất, tạo hình cây và một vỏ sò.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, bắn pháo hoa bằng máy bay không người lái ngày càng trở nên phổ biến. Chào đón năm mới 2025, các thành phố như Dubai và Thượng Hải đã áp dụng các công nghệ trình diễn ánh sáng tiên tiến này. Hàng nghìn máy bay không người lái được trang bị đèn LED đã được sử dụng để tạo ra những màn trình diễn ấn tượng, tạo ra hình ảnh ngoạn mục. Máy bay không người lái và lazer thay cho pháo hoa đang là một lựa chọn bền vững và được kiểm soát tốt hơn so với pháo hoa truyền thống. Pháo hoa năm mới 2025 là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống và công nghệ hiện đại.

Cách thức đón năm mới có thể có những thay đổi phản ánh sự phát triển của thời đại, nhưng có những giá trị của các phong tục đón năm mới sẽ còn được giữ gìn và lưu truyên, đó là sự chiêm nghiệm về thời gian, sự đoàn tụ, kỳ vọng vào những điều tốt lành trong năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ngày 18/2, phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong tháng 2/2025.

Sau cuộc Hội đàm với Mỹ ở Ả Rập Xê Út, phía Nga tái khẳng định không chấp nhận việc Ukraine gia nhập NATO cũng như sự hiện diện của quân đội NATO tại Ukraine.

Bạn có tin rằng mình đã biết "toàn bộ sự thật" về chiến tranh Ukraine? Hay còn có những bí mật lịch sử, những nguồn cơn sâu xa mà giới truyền thông chưa từng tiết lộ? Trong phần 1 của bộ hồ sơ này, chúng ta sẽ cùng bạch hóa những mật mã địa chính trị phức tạp ít được nhắc đến trên truyền thông - những yếu tố đã âm thầm định hình cuộc chiến tại Ukraine như ngày hôm nay.

Nga và Mỹ đã có những bước đi đầu tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ sau nhiều năm bế tắc dưới thời chính quyền của ông Joe Biden.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng Ukraine có thể phải tổ chức các cuộc bầu cử mới và nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo trên thực tế của nước này, Volodymyr Zelensky, không được lòng dân.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tuần qua, Thủ tướng Quần đảo Cook Mark Brown cho biết hai nước vừa ký Chương trình hành động về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện cho giai đoạn 2025-2030.