Quảng trường 19/8 di tích lịch sử, văn hóa của Thủ đô

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

Gần 80 năm đã trôi qua nhưng ký ức của cụ Trần Quang Nghĩa, cựu đoàn viên Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, về hai cuộc mít tinh liên tiếp trong hai ngày 17 và 19/8/1945 tại địa danh lịch sử Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn còn nguyên vẹn.

Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát Lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào thập niên 90 của thế kỷ trước.

Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, không gian Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại, là điểm nhấn quan trọng trong hành trình của du khách muôn phương khi đến với Thủ đô.

Ông Trần Quang Nghĩa, cựu đoàn viên Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.

Hiện nay, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố với những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, khách sạn Hilton, phố Tràng Tiền... là những địa điểm mà du khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Nội không thể không ghé thăm. 

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám 

Lá cờ tung bay trên nóc Nhà hát Lớn luôn gợi nhắc đến mùa Thu cách mạng gần 8 thập kỷ trước. Nơi đây đã, đang và sẽ mãi là một trong những biểu tượng sống động nhất, gần gũi nhất về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, một cuộc cách mạng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.