Sân khấu hóa tác phẩm, khơi dậy niềm đam mê văn học
Đây là một hoạt động trong phương pháp dạy học văn đặc biệt, “trả” tác phẩm về cho học sinh, nhằm khơi dậy niềm yêu thích học văn chương nghệ thuật, tạo ra cuộc chơi đầy tính sáng tạo mà ở đó học sinh được hoá thân thành hình tượng nhân vật văn học.
14 tiết mục được dàn dựng trong đêm chung kết chương trình "Sân khấu hoá tác phẩm văn học" tối 23/3 đem tới cho người xem nhiều cảm xúc. Học sinh hóa thân thành nhân vật, hình tượng trong tác phẩm văn học. Sân khấu vừa là sàn diễn, vừa là lớp học, là nơi các em sống với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam như Bình Ngô đại cáo, Phố phường Hà Nội...
"Em vào vai chính vở diễn Bình Ngô đại cáo. Đây là một bản hoạt cảnh diễn lại những nội dung trong Bình Ngô đại cáo. Em thấy vô cùng xúc động khi có cơ hội trở thành một vai chính trong sân khấu lớn như thế này. Đây là bản cáo oai hùng. Các bạn được quyền khám phá, tìm hiểu tác phẩm chi tiết để có thể hóa thân vào nhân vật. Bọn em đã luyện tập suốt một tháng trước vòng sơ loại và vượt qua vòng sơ loại để có mặt tại sân khấu ngày hôm nay", Phạm Duy Hưng, lớp 11A1, kể.
Bằng lối diễn xuất tự nhiên, đan xen các ca khúc cách mạng được dàn dựng công phu, chương trình đã tạo được sự xúc động cho người xem. Quan trọng là giúp cho các em hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm văn học, nhân vật lịch sử.
Em Vũ Ngọc An Khánh (quận Thanh Xuân), khá hào hứng: "Đây là sân khấu rất lớn 5 năm mới có một lần nên em cảm thấy rất háo hức, vui vì có mặt ở đây ngày hôm nay. Em cũng rất mong chờ những vở kịch, văn học được chuyển thể thành các hình thức khác nhau của các bạn học sinh. Đêm chung kết này, ngoài việc em có thể cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm văn học thì em cũng có thể thấy được sự sáng tạo của các bạn học sinh."
Hoạt động này là phương pháp đặc biệt dạy và học Văn học – ‘Trả tác phẩm về cho học sinh’, được áp dụng tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ Hà Nội hơn 10 năm qua, nhằm khơi dậy niềm yêu thích văn chương, nghệ thuật.
Theo bà Đỗ Thị Ngọc Chi, Trưởng BTC chương trình, đây thực sự là cuộc học văn, hành trình văn đầy thú vị của học trò: "ý nghĩa đích thực của cách học văn này là chữ "trả". Và tôi nghĩ rằng giáo dục nói chung, học văn nói riêng hãy trả về chủ nhân đích thực của nó chính là học trò. Học trò là chủ nhân của quá trình chiếm lĩnh tác phẩm, quá trình dạy học, học tập. Chính vì thế mà qua những hoạt động như thế này, học sinh sẽ được hóa than thành rất nhiều vai trò của một nhà đạo diễn, diễn viên, biên kịch... và nhiều kỹ năng như diễn xuất, trình bày, làm việc nhóm".
"Trả tác phẩm về cho học sinh" là một trong những hình thức của chương trình sân khấu hóa các môn học xã hội. Thay vì những giờ giảng "thầy đọc, trò chép", những tiết mục như thế này thật sinh động, khiến các em dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với những tác phẩm văn học.
Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
0