Vạn Phúc sẽ gia nhập mạng lưới nghề thủ công thế giới

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trong nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề, những nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã khéo léo kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm, Chủ cơ sở dệt lụa Triệu Văn Mão đã khôi phục thành công vân lụa cổ và độc đáo hơn nữa là dệt hoa trên lụa. Còn nghệ nhân Trần Thị Ngọc Lan đã nghiên cứu sản xuất ra loại sản phẩm lụa giảm nhàu, không phai, cải tiến kỹ thuật dệt chuyển dần sang tính chất sản xuất bán công nghiệp và đã trở thành một sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.  

Hiện nay, làng nghề Vạn Phúc có trên 70 loại lụa như: lụa vân, lụa sa, lụa hoa với nhiều chủng loại mẫu mã hoa văn và màu sắc khác nhau từ truyền thống đến hiện đại, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. 

Năm 2001, Vạn Phúc đã được cấp bằng công nhận “Làng nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc” và năm 2023, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. 

Hội đồng Thủ công thế giới sẵn sàng phối hợp với Hà Nội để đưa các chuyên gia, doanh nghiệp, nghệ nhân thế giới đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm phát triển làng nghề với Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.

Tối 29/10, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã khai mạc tuần lễ “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước".

"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.