Vị ô mai phố cổ

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.

Hà Nội là thành phố nổi tiếng với những món quà vặt ngon miệng, thanh tao mà không kém phần tinh tế. Trong số đó, ô mai chính thức quà đậm đà, khó quên với bất kỳ ai khi đã từng thưởng thức.

Khu phố Hàng Đường vốn được biết đến với nhiều loại ô mai truyền thống được bày bán. Dịp cuối năm, các cửa hàng ô mai cũng bận rộn hơn khi nhu cầu ăn Tết của người dân tăng cao. 7h30, những nhân viên của một cửa hiệu ô mai nổi tiếng trên con phố Hàng Đường đã bắt đầu công việc quen thuộc hàng ngày của mình.

Chị Lê Linh (Ngọc Thuỵ, Long Biên) mới đến cửa hàng được hai, ba năm nay nhưng đã có thể cảm nhận được trọn nét cổ kính, cổ xưa của con phố Hàng Đường. Mê những món ăn vặt của Hà Nội từ thời sinh viên nên chị Linh đã quyết tâm đi làm tại một cửa hàng ô mai ở phố cổ.

Dù khá bận rộn nhưng anh Lê Lương Ngọc - chủ cửa hàng vẫn dành thời gian để tiếp khách và giới thiệu các sản phẩm ô mai Tết của người Hà Nội. Không chỉ có khách là người Hà Nội, cửa hàng của anh Ngọc giờ đây đã được biết đến bởi cả những vị khách ngoại tỉnh và khách quốc tế, thông qua hương vị ô mai đặc biệt.

Chị Phạm Thúy Hương là một người yêu thích hương vị ô mai phố cổ.  Thỉnh thoảng chị vẫn  dành thời gian qua đây chọn một số loại ô mai đặc trưng của người Hà Nội để dùng hoặc biếu cho bạn bè thân thiết. "Ngày xưa mỗi khi thèm ô mai cũng phải đợi đến Tết mới được ăn, còn bây giờ thì có thể ăn mỗi ngày", chị Hương nói.

Những cửa hàng ô mai truyền thống là một trong những địa chỉ thu hút nhiều vị khách, đặc biệt là những người lớn tuổi yêu thích hương vị cổ truyền.

Bà Trần Thị Thoa thường xuyên bị viêm họng nên hay tìm đến các loại ô mai. Theo bà Thoa, đôi khi ô mai chính là cách "nhẹ nhàng" mà vẫn hữu hiệu để cải thiện sức khoẻ. Ngoài ra, bà cũng giới thiệu cho các bạn trong câu lạc bộ cùng sử dụng.

Ô mai Hà Nội có lẽ là món quà vặt ít có sự thay đổi về hình thức và hương vị nhất, vì nó đã được các thế hệ người Hà Nội từ trước đến nay đúc kết một công thức chuẩn nhất để không lẫn lộn với những loại ô mai, xí muội của các vùng miền khác. Những người cao tuổi ở phố cổ vẫn luôn lưu giữ những công thức đó, thậm chí là cả cách thưởng thức ô mai sao mà không phải ai cũng hiểu.

Cũng nằm trên con phố Hàng Đường, cửa hàng ô mai của chị Nguyễn Thị Thuỷ có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng không thiếu loại ô mai truyền thống nào. Từ ô mai mơ, mận, sấu... đến trám, gừng, hồng bì.. đều là những thức quả được dùng làm ô mai nhiều nhất bởi hương vị tự nhiên vốn thơm ngon và tác dụng của nó với sức khỏe của người dùng.

Hương vị thơm ngon đặc trưng của ô mai Hà Nội đã lưu luyến những người già và cả những người trẻ, là sự điểm xuyết không thể thiếu trong dịp đón chào năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự háo hức thay đổi bản thân để đón chào một năm mới đang đến không chỉ có ở những người trẻ mà còn được tìm thấy ở những tiệm làm tóc cũ kỹ và giản dị của các bà, các cô.

Có những giai điệu diệu kỳ mang khả năng gắn kết người với người, gần hơn những tâm hồn đồng điệu. Đó chính là giai điệu của tiếng kèn saxophone.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.