Vui Tết trung thu tại Hoàng thành Thăng Long
Nội dung trưng bày gồm hai chủ đề Tết Trung thu truyền thống và cung đình.
Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm các gian hàng đồ chơi trung thu xưa như trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá,...
Trong đó, đặc biệt hấp dẫn là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền, được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng, như đèn cua sống, cua chín, cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng, đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa, đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ, được làm từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...
Chương trình trưng bày một số pano giới thiệu tư liệu và hình ảnh diễn giải về Tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa thu.
Không gian check-in đa dạng sắc màu, với nhiều góc hình ấn tượng: cổng đèn hoa rực rỡ, bức tường mẹt ngộ nghĩnh, con đường đèn lung linh huyền ảo, đèn kéo quân khổng lồ, chùm đèn thú 3D siêu dễ thương...
Thời gian biểu diễn nghệ thuật múa sư tử vào các ngày 14 và 15/9/2024.
Hoạt động trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu (đèn cù, đèn bướm, đèn sao, đèn thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy...), bánh Trung thu vào các ngày 14 và 15/9/2024.
Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.
Triển lãm mang tên “Hồn của Đất” đã diễn ra tại Bát Tràng, Gia Lâm, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Bát Tràng.
Tối nay (10/10), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội - Bản hùng ca phố" tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ - 46 Hàng Bài.
Kẻ Mọc (làng Mọc Quan Nhân - nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước đây vốn được biết đến là một trong những “cái nôi” âm nhạc truyền thống bậc nhất của đất Hà thành, ngày nay đang được Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung cùng CLB Dân ca làng Mọc nối tiếp gìn giữ.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Hội khoa học lịch sử Việt Nam – Tạp chí Xưa và Nay tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội ngày tiếp quản” và chiếu phim tư liệu “Ký ức Hà Nội” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm – 2 Lê Thái Tổ.
0