Thú chơi Tết của người Hà Nội
Mỗi khi Tết đế xuân về, Hà Nội như khoác lên mình một chiếc áo mới rực rỡ sắc màu. Hòa chung bầu không khí nhộn nhịp và hối hả, người Hà Nội không chỉ đón Tết bằng những món ăn ngon mà còn lưu giữ những thú chơi mang đậm bản sắc văn hóa như thú chơi hoa, chơi tranh và cả thú làm mứt Tết.
Tao nhã thú chơi hoa Tết
Giữa vô vàn loài cây cảnh, hoa đào luôn được lựa chọn như một lẽ tự nhiên, bởi sắc hồng của nó đã trở thành hơi thở của mùa xuân đất Bắc. Từ bao đời nay, thú chơi hoa đào đã là tập quán không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà Nội như một phần hồn cốt của Tết.
Với người Hà Thành, hoa đào không chỉ là loài hoa, mà còn là biểu tượng của Tết đoàn viên, ấm no và bình an. Từ khi nào hoa đào đã gắn bó với ngày Tết, chẳng ai biết rõ, chỉ biết rằng sắc đào ấy cứ thế len lỏi vào từng mái nhà, mang niềm vui rộn ràng và hy vọng cho muôn người.
Dẫu đã chuyển vào TP. HCM sinh sống hơn chục năm nay, chị Liên Phương vẫn giữ thói quen tìm mua bằng được một cây đào để trưng Tết trong nhà. Đó cũng là cách để chị cảm nhận phong vị Tết của Thủ đô.
Chị Liên Phương (quận 1, TP. HCM) chia sẻ: "Trời TP. HCM hơi se lạnh càng nhớ quê hơn. Đã 5 năm rồi mình chưa ăn Tết ở quê, chính vì thế, bên cạnh những việc giữ gìn phong tục tập quán của ngoài Bắc thì trong nhà mình phải có một cành đào."
Không chỉ có hoa đào, ngày Tết còn là dịp để nhiều người Hà Nội chơi quất cảnh, hoa ly, hoa lan hay mai trắng. Nếu mai vàng là biểu tượng của miền Nam thì mai trắng là nét riêng của Tết Hà Nội, tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao. Người sành chơi thường phối mai trắng với cúc đại đóa vàng, tạo nên sự hòa quyện hoàn hảo giữa sắc trắng thanh nhã và vàng rực rỡ. Còn với những ai yêu vẻ đẹp vương giả, hoa lan luôn là lựa chọn hàng đầu. Để tránh thế đơn điệu, người ta thường xếp các giỏ lan cao thấp giao nhau, xen nhau và treo dưới mái hiên nhà.
Đặc biệt với nhiều gia đình Hà Nội, thú chơi hoa thủy tiên vẫn giữ được vị trí riêng biệt. Trên bàn thờ gia tiên hay bàn tiếp khách những ngày xuân, những bình hoa thủy tiên thơm ngát không chỉ tô điểm không gian mà còn là lời chào năm mới đầy trang trọng. Người ta tin rằng, nếu hoa thủy tiên nở đúng khoảnh khắc giao thừa, gia đình sẽ đón nhận nhiều may mắn và thịnh vượng suốt cả năm.
Người Hà Nội với thú chơi tranh Tết
Từ xa xưa, khi mỗi mùa xuân về cũng là lúc "mùa tranh Tết" đến. Khắp phố phường, làng mạc bừng lên sắc thắm của hoa đào, chính là lúc người người, nhà nhà đi chợ sắm tranh Tết để trang hoàng nhà cửa, đồng thời gửi gắm ước vọng vào một năm mới thịnh vượng, an lành. Tranh Tết vừa là thú chơi tao nhã, vừa góp phần không nhỏ bảo tồn văn hóa dân tộc.
Dân gian có câu "nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc", ý nói đến các thú chơi hàng đầu của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán có từ bao đời nay. Thú chơi tranh trong những ngày Tết đến xuân về với sắc màu rực rỡ, đường nét độc đáo, không chỉ mang lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng, mà còn là một phong tục cổ truyền đẹp, một phần hồn Việt trong lành và nhân hậu.
Tranh Tết dân gian có nhiều thể loại: tranh tín ngưỡng, tranh chúc tụng, tranh cầu phúc - lộc - thọ, tranh trấn trạch, tranh lịch sử, tranh châm biếm, tranh phong cảnh... Đã là tranh treo Tết bao giờ cũng mang một nội dung cầu chúc cho những gì tốt đẹp nhất và ước vọng một năm mới tràn đầy hạnh phúc viên mãn. Mỗi bức tranh dân gian đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh sắc đỏ của câu đối, những bức tranh Tết lại xuất hiện mang theo hồn cốt dân tộc, thắp sáng không gian ngày xuân. Phường tranh dân gian Hàng Trống, từng rực rỡ vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nay chỉ còn nghệ nhân Lê Đình Nghiên - hậu duệ của nghệ nhân Lê Đình Liệu, lưu giữ được kho báu quý giá với khoảng 50 ván in cổ, trong đó có những ván đã hơn 200 năm tuổi.
Những bức tranh Hàng Trống giản dị mà tinh tế, thường là hình ảnh con gà, con lợn - biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy. Người ta treo tranh không chỉ để trang trí, mà còn gửi gắm hy vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc. Dẫu dòng tranh này có lúc tưởng chừng mai một, nhưng với nỗ lực của nghệ nhân và chính quyền phường Hàng Trống, một lần nữa, giá trị xưa đang được hồi sinh, truyền lại cho thế hệ trẻ.
Tranh đỏ Kim Hoàng cũng là một viên ngọc sáng trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam. Những bức tranh với chủ đề thân thuộc như ông Công ông Táo, cảnh làng quê hay tranh lợn đã đi vào đời sống người dân như một phần ký ức Tết. Đặc biệt, thơ đề và bùa trấn tà trên góc tranh Kim Hoàng mang thêm lớp nghĩa sâu sắc, vừa trang hoàng nhà cửa, vừa cầu bình an, xua đuổi điều xấu. Không dừng lại ở những gam màu truyền thống, các nghệ nhân ngày nay còn sáng tạo thêm những sắc màu hiện đại, vẽ tranh theo con giáp, khiến mỗi bức tranh trở thành một món quà ý nghĩa của mùa xuân.
Thú chơi tranh ngày Tết không chỉ là sở thích, mà còn là một phần tâm hồn Việt, nơi gửi gắm khát vọng, ước mơ. Tranh dân gian Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà sâu sắc, chính là "bách khoa toàn thư" sống động, lưu giữ những quan niệm nhân sinh và giá trị vĩnh cửu của dân tộc.
Thú làm mứt Tết của người Hà Nội
Món mứt Tết không chỉ là thức quà để đãi khách mà còn mang một phần hồn của ngày Tết Hà Nội. Mỗi lần làm mứt, gia đình quây quần bên nhau, vừa làm, vừa trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cũ, những kỷ niệm xưa. Mứt Tết không chỉ là món ăn, mà còn là một phần của ký ức. Vị ngọt của mứt Tết không chỉ là vị ngọt từ đường, mà còn là vị ngọt của tình cảm gia đình, của sự sum vầy trong những ngày đầu năm.
Ngày Tết, trong không gian ấm cúng của mỗi gia đình Hà Nội, ngoài những món ăn truyền thống, không thể thiếu những đĩa mứt ngọt ngào, thơm lừng. Thú làm mứt Tết đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Hà Nội bao đời nay, là sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật chế biến và tình cảm gia đình.
Mứt gừng, mứt dừa, mứt quất… mỗi loại mứt đều mang một hương vị riêng, không chỉ để đãi khách mà còn thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của những người nội trợ. Mứt gừng với vị cay nồng, ngọt nhẹ là món đặc trưng vừa tốt cho sức khỏe, vừa mang ý nghĩa chúc năm mới sức khỏe dồi dào. Mứt dừa thì dẻo thơm, ngọt ngào, với màu sắc rực rỡ như lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng.
Cứ mỗi dịp Tết đến, những người phụ nữ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị mứt, từ việc chọn nguyên liệu tươi ngon, cắt tỉa, nấu nướng đến khi mứt hoàn thành đều đượm một tình yêu thương vô bờ. Làm mứt không chỉ là công việc chuẩn bị Tết, mà còn là dịp để các thế hệ trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những khoảnh khắc ngọt ngào của ngày đầu năm.
Phong tục đón Tết Nguyên đán của một số nước châu Á
Trung Quốc
Múa lân là một trong những phong tục nổi bật trong dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Trong múa lân, có hai nhân vật chính là "lân" (con lân) và "sư" (người điều khiển con lân). Người điều khiển lân thường phải thay đổi nhịp trống linh hoạt và đa dạng theo từng chuyển động của con lân, chẳng hạn như cúi chào hay uốn lượn.
Màu sắc của con lân cũng rất quan trọng. Lân thường có màu vàng, đỏ và xanh, mỗi màu đều mang một ý nghĩa riêng, như đỏ tượng trưng cho may mắn và sự thịnh vượng, vàng là biểu tượng của sự giàu có. Không giống như múa rồng Tết Nguyên đán, một số phiên bản múa lân bao gồm các động tác từ võ thuật Trung Quốc. Trên thực tế, người biểu diễn múa lân Trung Quốc thường là thành viên của trường võ thuật địa phương.
Câu đối là một phong tục Tết cổ truyền của người Trung Quốc. Câu đối thường được treo ở cửa nhà hoặc trên tường trong nhà, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới tốt đẹp, an lành. Chữ "Phúc" rất được ưa chuộng, nhưng nó thường được treo ngược, gọi là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó "đảo" đồng âm với "đáo", do đó chữ treo ngược trở thành "Phúc đáo", nghĩa là phúc đến nhà. Ngoài ra, người Trung Quốc còn chuộng dùng phép chơi chữ cho một số món ăn cầu may dịp Tết Nguyên đán. Ví dụ, cá là một món ăn truyền thống trong năm mới, do từ cá đồng âm với dư giả, thể hiện mong cầu năm mới sung túc.
Hội hoa đăng thường được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, ngày cuối cùng của Tết Nguyên đán. Vào ngày này, người dân sẽ mang theo những chiếc đèn lồng trang trí rất cầu kỳ, tinh xảo với nhiều hình thù khác nhau như hình hoa, hình thú, hình nhân vật... Hội hoa đăng là một dịp lễ hội vui tươi, náo nhiệt, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch Trung Quốc tham gia. Trong dịp này, mọi người sẽ cùng nhau ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ, cùng nhau trò chuyện, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.
Hàn Quốc
Phong tục cúi lạy chào năm mới (sebae) là một nghi lễ quan trọng và đây cũng là một văn hóa độc đáo của người Hàn. Khi kết thúc lễ cúng, người nhỏ tuổi trong nhà sẽ diện đồ Hanbok mới và thực hiện nghi lễ cúi lạy với ông bà, cha mẹ. Việc cúi lạy như là lời chào đầu năm mới, thể hiện sự chúc sức khỏe, sự thành kính, biết ơn đối với bậc sinh thành. Đổi lại, cha mẹ và người lớn tuổi thưởng cho trẻ em tiền mừng tuổi. Trước đây, cha mẹ thường tặng trẻ em bánh gạo và trái cây thay vì tiền.
Canh bánh gạo (tteokguk) là một món ăn truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán . Món súp này được làm từ bánh gạo thái lát mỏng, nấu trong nước dùng thịt bò hoặc gà, thường được thêm trứng, hành lá, rong biển và thịt bò thái chỉ. Theo truyền thống, ăn một bát canh bánh gạo vào ngày đầu năm mới tượng trưng cho sự trưởng thành thêm một tuổi và cầu chúc một năm mới tràn đầy may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Hình dáng tròn của lát bánh gạo được ví như đồng tiền cổ, mang ý nghĩa phúc lộc và thịnh vượng.
Chơi gậy (yutnori) là trò chơi dân gian rất phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc. Trò chơi này thường được chia thành hai đội, mỗi đội lần lượt ném gậy lên (cây gậy có vai trò như xúc xắc) để quyết định bước đi của người chơi. Đội nào đến đích trước thì đội đó sẽ thắng. Với luật chơi đơn giản nhưng mang tính chiến thuật, yutnori không chỉ là một hình thức giải trí mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên. Đây là một nét đẹp văn hóa độc đáo của người Hàn, thường xuất hiện trong các sự kiện gia đình hoặc các hoạt động quảng bá di sản văn hóa truyền thống.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.
Trên nhiều tuyến phố trung tâm của Thủ đô, hoa phong linh đang khoe sắc vàng khiến ai đi ngang cũng muốn dừng lại đôi chút, ngắm nhìn và lưu lại những khoảnh khắc cho riêng mình.
Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.
Giữa phố phường Hà Nội, có một khu chợ nhỏ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám lúc nào cũng rộn rã tiếng chim, thanh âm phố phường được góp vui bởi dàn hòa ca líu lo từ sáng sớm.
Hà Nội đang trong tiết giao mùa, cũng là thời điểm nhiều loài cây thay lá.
Bún thang là món ăn trứ danh trong danh sách ẩm thực Hà Nội, với cách chế biến cầu kỳ và lượng nguyên liệu đồ sộ.
Giữa nhịp sống bận rộn của Thủ đô, những tiệm giặt khô là hơi đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người, giúp họ tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Trà chiều không chỉ là sở thích mà còn là thói quen và thú vui tao nhã của nhiều người, trở thành một phần nhịp sống của Hà Nội - giản dị mà đầy thi vị.
Cuối tháng 3, phố phường Thủ đô có sức hấp dẫn lạ kỳ với những mảng màu sinh động của nhiều loài cây đang thay lá xen lẫn các loài hoa cùng khoe sắc.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.
Những chiếc lá, vỏ quả hay ngọn cỏ vô tri, vô giác qua bàn tay của những người phụ nữ đã được được tái sinh với một hình ảnh khác đẹp đẽ và lâu bền hơn so với vòng đời ngắn ngủi trước đây.
Có những người lặng lẽ góp tình yêu nghệ thuật vào nhịp sống Hà Nội. Họ không chỉ gìn giữ những giá trị đẹp đẽ mà còn lan tỏa đam mê đến thế hệ trẻ.
Công việc sửa chữa xe máy là cách để những người thợ hoà mình vào nhịp sống của Thủ đô, để họ liên tục "quay đều" vòng quay những chiếc bánh xe của mọi người.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.
Thiên nhiên như dành nhiều ưu ái hơn cho Thủ đô trong tháng Ba này, khi người dân được chìm đắm trong muôn màu hương sắc của hoa ban, hoa sưa và hoa bưởi.
Con phố Lương Văn Can ngày nay vẫn giữ trọn nét duyên thầm của Thủ đô, lưu giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống, tinh hoa của người thợ làm nghề giữa nhịp sống hiện đại.
Thu hoạch rau tại vườn đã giúp nhiều người dân Hà Nội có những phút giây thư giãn giữa thiên nhiên, yên tâm khi có thực phẩm an toàn cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Mỗi cây cầu ở Hà Nội như người chứng kiến nhịp sống hối hả hàng ngày. Từng ngày qua đi, những hành trình qua cầu lại tiếp tục mang theo biết bao câu chuyện của ngày mới.
Cứ đến tháng 3, hoa phong linh lại nở vàng rực trên tuyến đường của khu đô thị Park City (phường La Khê, quận Hà Đông), thu hút nhiều cư dân, du khách đến ngắm hoa, chụp hình.
10 giây đếm ngược, những khoảnh khắc vui vẻ đã được máy ảnh photobooth ghi lại rồi in ra ngay lập tức, lưu giữ những ngày tháng vui vẻ bên nhau mà sau này khó có thể tìm lại.
Đi trong đêm Hà Nội giữa lặng yên, người ta như thể khám phá ra một vẻ đẹp ẩn sâu của thành phố mà những lớp văn hóa đan chồng lên nhau như những lớp trầm tích của thời gian. Một vẻ lặng yên bí ẩn mà quyến rũ.
Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.
Khi thành phố lên đèn cũng là chợ hoa đêm Quảng Bá bắt đầu nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Là khu chợ đầu mối buôn bán các loại hoa tươi lớn nhất trong nội đô, ngày nào nơi đây cũng đông khách.
Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Trên con phố Ngũ Xã, đâu đó vẫn vang lên tiếng đục, tiếng mài, tiếng giũa của những người thợ đúc, gợi nhớ về một làng nghề đúc đồng nổi danh ngày nào trên đất Thăng Long xưa.
Hà Nội không chỉ có những con ngõ ẩm thực nổi tiếng trên phố cổ, mà còn có những con ngõ chuyên bày bán mặt hàng đặc biệt. Ngõ 1A Tôn Thất Tùng (trước kia là ngõ A8 Khương Thượng) chính là một con ngõ như vậy.
Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.
Giữa nhịp sống hối hả ở Hà Nội, có những bạn sinh viên đang từng ngày theo đuổi đam mê, tạo nên những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.
Đoạn phố nối giữa phố Hàng Mành và phố Đường Thành, đối diện chợ Hàng Da, có tên gọi là phố Yên Thái. Con phố chỉ như một con ngõ nên nếu không quan sát kỹ, nhiều người dễ nhầm tưởng Yên Thái là một con ngõ của phố Đường Thành.
Những chùm hoa sưa trắng muốt đã làm sáng lên những không gian xưa cũ của Hà Nội, khi những hạt mưa xuân và cơn gió thoảng cũng không thể xua hết làn sương mờ đầu tháng Ba.
Giữa nhịp sống tất bật, hối hả của Thủ đô, ngày càng nhiều phụ nữ chọn cách sống tĩnh lặng, chậm rãi cảm nhận từng khoảnh khắc trong cuộc đời.
Những món quà 8/3 dù nhỏ bé nhưng đủ để mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, gửi gắm tình cảm của người tặng đến với một nửa của thế giới.
Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là món quà quê giản dị mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.
Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.
0