Đài Hà Nội đi cùng năm tháng

Một vài bức ảnh được lưu giữ trong quá trình hoạt động, tác nghiệp của Đài Hà Nội. Dù chưa đầy đủ, nhưng mỗi bức ảnh như một ký ức nhỏ chứa đựng nhiều cảm xúc về hành trình đã qua của những thế hệ làm phát thanh truyền hình Hà Nội.
Cuộc thi hát, độc tấu nhạc cụ, ngâm thơ do Đài Hà Nội tổ chức năm 1978. Ảnh tư liệu
Đêm âm nhạc kỷ niệm 24 năm thành lập Đài năm 1978. Ảnh tư liệu
Phóng viên Đỗ Gia Bính ghi âm cuộc nói chuyện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng (30/7/1983).
Giám đốc Đài Hà Nội Trần Đình Hòe (thứ hai từ phải qua) cùng các cán bộ Đài (1989). Ảnh Khánh Linh.
Cán bộ Đài Hà Nội tại Lễ kỷ niệm 36 năm thành lập (1990).
Nhà báo Lê Xuân Hội và Khiếu Quang Bảo trong chuyến công tác tại Đà Nẵng (1992).
Khóa học nghiệp vụ dành cho phóng viên, kỹ thuật viên phát thanh tại Đài Hà Nội (1994).
Kỹ sư Trần Sơn Dương và Đỗ Chí Thành với khóa học do Đài truyền hình SFB, Đức tổ chức tại Beclin (1994).
Kỹ sư Lê Như Phùng với khóa đào tạo kỹ thuật phát thanh sử dụng KTS tại Đức (1994).
Phóng viên Vũ Mỹ phỏng vấn Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Đại biểu Quốc Hội khóa IX tiếp xúc cử tri tại quận Hai Bà Trưng (1997).
Đoàn cán bộ Đài Hà Nội thăm các đài truyền hình Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc (1997).
Đoàn cán bộ Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu thăm Đài Hà Nội năm 1998. Ảnh Nguyễn Văn Muộn.
Đạo diễn Cao Mạnh cùng kíp làm phim truyện của Đài năm 1998.
Phóng viên Tiến Phú tác nghiệp tại Trường Sa (1998).
Kỹ thuật viên tại phòng bá âm FM (2002).
Nhà báo Vũ Ngọc Minh theo dõi việc cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử của Đài thời điểm năm 2002.
Đoàn làm phim tài liệu về Điện Biên Phủ (2004).
Ekip ghi hình chương trình ca nhạc (2006).
Phóng viên quay phim Quý Dương ghi hình phóng sự (2007).
Gameshow Vitamin (2009).
Phóng viên quay phim và kỹ thuật viên chuẩn bị thiết bị (máy quay betacam) đi sản xuất, thời điểm năm 2010.
Nhóm phóng viên thể thao Đài Hà Nội chuẩn bị sang Indonesia phản ánh về SEA Games 26.
Nhóm phóng viên thể thao tác nghiệp tại SEA Games 26 - Indonesia (2011).
Kíp phóng viên ghi hình trong cầu truyền hình trực tiếp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (22/5/2011).
Phóng viên Thái Thủy tác nghiệp (2011).
Đạo diễn Mạnh Cường, nghệ sĩ Xuân Bắc trong trường quay gameshow Đuổi hình bắt chữ (2011).
Đuổi hình bắt chữ là gameshow của Đài Hà Nội thu hút người xem nhiều nhất trong thời gian dài.
Ekip làm gameshow Ai trúng số độc đắc 2014.
Nguyên Giám đốc Đài Nguyễn Văn Hải cùng Ban liên lạc hưu trí chúc mừng Đài nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập 14/10/2015.
Đài gặp mặt các cán bộ hưu trí nhân dịp kỷ niệm ngày 14/10/2017.
Các kỹ thuật viên chuẩn bị thiết bị cho cầu truyền hình trực tiếp (2019).
Ekip tại xe màu trong chương trình truyền hình trực tiếp về thể thao (2019).
Ghi hình chương trình truyền hình trực tiếp (2019).
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.