Di sản văn hóa Việt Nam cần tiếp tục gìn giữ bảo tồn
Theo nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, Chương trình này của Chính phủ là một trong những giải pháp mang tính đột phá về “chất” đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình) đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu trong đó tập trung vào việc hoàn thành lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được UNESCO ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng.

Theo đó, đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể ít nhất 3 di sản đã được UNESCO ghi danh và 13 di tích quốc gia đặc biệt; đầu tư tu bổ ít nhất 11 di tích cách mạng - kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 6 di tích khảo cổ tiêu biểu; đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 20 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ cấp quốc gia có giá trị đang bị xuống cấp. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết ít nhất 400 lượt di tích quốc gia.
Đối với hệ thống bảo tàng, lần này Chương trình yêu cầu thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch.
Chương trình cũng đã nhấn mạnh đến việc cần phải duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm. Đối với việc xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu, bên cạnh thực hiện cam kết của Chính phủ đối với các di sản đã được UNESCO ghi danh, Chương trình còn nhấn mạnh đến công tác tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch.
Về giải pháp thực hiện, Chương trình đặc biệt nhấn mạnh đến công tác phổ biến, nâng cao nhận thức, pháp luật về di sản văn hóa; quản lý, giám sát sử dụng nguồn lực… Trong đó sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình, đài phát thanh đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng chuyên mục về Chương trình này trên trang thông tin điện tử của Bộ VHTTDL cũng như của các cơ quan chuyên môn về văn hóa ở địa phương kết quả thực hiện Chương trình, đồng thời huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa.
Đối với giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, Chương trình cũng đã khuyến khích liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài trong việc đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu và tiến độ triển khai các nhiệm vụ; huy động sự tham gia, đóng góp, giám sát của xã hội trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình; ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí nguồn vốn được cấp…
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, Chương này này có một ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và cả cộng đồng. Kế thừa và phát huy Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cách đây hơn mười năm trước, Chương trình này sẽ tạo ra nguồn động lực mới làm cho di sản văn hóa không còn chỉ là tài sản tinh thần mà còn là tài nguyên du lịch, tài nguyên giáo dục, qua đó tạo ra những giá trị bền vững. “Nhìn nhận ở góc độ này chúng ta mới thấy Chương trình thực sự đã nâng lên nhiều ở cấp độ cả về quy mô lẫn đối tượng thụ hưởng, từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững".
Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0