Google Doodle tôn vinh phở Việt Nam trên công cụ tìm kiếm 20 quốc gia
Doodle phở với hình ảnh động mô tả cách món phở được chuẩn bị, với bánh phở trước tiên, thêm những lát thịt bò, hành tươi cùng rau thơm với nước dùng nóng hổi mời thực khách, cùng những nguyên liệu không thể thiếu như bánh quẩy, giấm ớt đặc trưng của phở Hà Nội, hay giá đỗ rau thơm của phở miền Nam được bày biện bắt mắt.

Đại diện Google cho biết, đây không chỉ là tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc đến với công chúng Việt Nam và quốc tế, mà còn là một trong những hoạt động quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch cho các doanh nghiệp kinh doanh phở.
Trước đó Google cũng đã tôn vinh ẩm thực Việt bằng Doodle bánh mì vào năm 2020
Phở được coi là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người Việt Nam. Người Việt có thể ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn cả phở tối. Mon ăn đơn giản những hội tụ nhiều đặc trưng của ẩm thực Việt cũng rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng. Có thể thấy phở là một đại diện cho ẩm thực Việt Nam.
Ngày 12/12/20218 cũng được chọn là ngày chính thức tôn vinh món phở Việt Nam, nhằm tôn vinh kho tàng ẩm thực được yêu mến và sự hòa quyện văn hóa Việt Nam mà nó đại diện.
Điều làm nên sự khác biệt của phở là một quá trình nấu ăn có công tâm để đạt được nhiều lớp hương vị và nước dùng trong. Từ các nguyên liệu như gừng rang, hạt thì là, hoa hồi và quế cho nước kho ninh nhừ, nước dùng làm nền cho hương thơm và vị của mọi khẩu vị.
Nguồn gốc chính xác của nó không được biết rõ, nhưng hầu hết các nhà sử học cho rằng phở ra đời ở tỉnh Nam Định vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Một số người tin rằng phở xuất phát từ món nhục phấn, một món ăn từ gạo có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng rất khác với phở. Những nghệ nhân Việt đã tự chế biến một món ăn từ gạo, thịt bò và các nguyên liệu khác như hành hoa cộng với cách phối hợp gia vị đặc trưng của người Việt để có được món phở như ngày nay.
Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0