Kỷ niệm 50 năm chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'
Thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan trên các tuyến phố, khu trung tâm các quận, huyện, thị xã, trụ sở các cơ quan, đơn vị, điểm tập trung đông dân cư, khu vực công cộng trên địa bàn; triển khai trang trí chiếu sáng theo hình thức xã hội hóa tại một số tuyến đường trung tâm thành phố…

Dịp này, thành phố tổ chức thăm hỏi các cựu chiến binh, sĩ quan quân đội, công an tiêu biểu, một số đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Thủ đô và các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, tặng quà, hỗ trợ giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công, nhất là các gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12/1972.
Công tác tôn tạo, tu bổ, chỉnh trang các di tích lịch sử chiến thắng B52, Bảo tàng chiến thắng B52, Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên và các di tích cách mạng kháng chiến khác có liên quan được triển khai, để bảo tồn và phát huy giá trị. Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 50 năm chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" được triển khai sâu rộng trong đối tượng học sinh, sinh viên, đội viên, đoàn viên, thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô.
Thành phổ chức giao lưu, gặp mặt truyền thống với cựu chiến binh, các nhân vật, nhân chứng lịch sử là cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, lực lượng vũ trang, dân quân, tự vệ, các cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội thời kỳ 1972, những gương chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân dân Thủ đô trong 12 ngày đêm tháng 12/1972. Đồng thời, thành phố cũng tổ chức tọa đàm, giao lưu tuổi trẻ với đại biểu cựu chiến binh tham gia chiến đấu 12 ngày đêm "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
Trong dịp này, tại Bảo tàng chiến thắng B52 và các địa phương, trường học tổ chức triển lãm, trưng bày chuyên đề. Các hoạt động biểu diễn văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, giao lưu nghệ thuật, triển lãm ảnh chuyên đề về chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" cũng được ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội, các ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức.
UBND thành phố Hà Nội cũng xây dựng chương trình tổ chức Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên (quận Đống Đa); xây dựng kịch bản và tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" đảm bảo tính trang trọng, chu đáo.
.
Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0