Miền Nam châu Phi đối mặt nạn đói kỷ lục

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) mới đây cho biết, hàng triệu người dân trên khắp miền Nam châu Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời cảnh báo khả năng cung cấp cứu trợ của tổ chức này có nguy cơ bị hạn chế do thiếu hụt ngân sách.

Trong bối cảnh hạn hán lịch sử, 5 quốc gia Lesotho, Malawi, Namibia, Zambia và Zimbabwe - đã tuyên bố tình trạng thảm họa và kêu gọi hỗ trợ nhân đạo quốc tế, trong khi Angola và Mozambique cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Người phát ngôn của WFP Tomson Phiri cho biết, hiện đã có khoảng 21 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cơ quan này đang lên kế hoạch phân phối lương thực và trong một số trường hợp, hỗ trợ tiền mặt cho hơn 6,5 triệu người ở 7 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề để trang trải cho thời kỳ khan hiếm lương thực cho đến vụ thu hoạch tiếp theo vào tháng 3 năm 2025. WFP cho biết họ chỉ nhận được khoảng 1/5 trong số 369 triệu USD (khoảng 9.200 tỷ đồng) mà họ tìm kiếm.

Ông Tomson Phiri, người phát ngôn của WFP cho rằng: "Các kế hoạch của chúng tôi hiện đang bị chững lại do thiếu hụt nguồn tài trợ lớn. Nếu chúng tôi không nhận được thêm nguồn lực, hàng triệu người sẽ có nguy cơ trải qua mùa đói kém tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ mà không có sự hỗ trợ".

Vào tháng 7, một quan chức Liên hợp quốc đã mô tả đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất của khu vực này trong 100 năm. Hạn hán đã xóa sổ 70% vụ thu hoạch ở Zambia và 80% ở Zimbabwe. Hai quốc gia đang phải chịu tình trạng mất điện kéo dài do mực nước giảm tại Đập Kariba. Tại Namibia và Zimbabwe, chính quyền đã phải hy sinh động vật hoang dã, bao gồm cả voi, để cung cấp thịt cho cộng đồng đang khổ sở vì thiếu lương thực.

Cuộc khủng hoảng lương thực ở miền Nam châu Phi xảy ra vào thời điểm nhu cầu toàn cầu tăng cao, trong khi viện trợ nhân đạo cũng rất cần thiết ở Gaza, Sudan và những nơi khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những ngày qua, lực lượng phòng vệ Israel nhiều lần nổ súng và tấn công vào căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam Liban. Vụ việc đã làm cho căng giữa Israel và Liên hợp quốc ngày càng leo thang.

Các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Anh, Đức và Pháp ngày 18/10 đã nhóm họp thượng đỉnh tại Đức. Các bên nhất trí duy trì sự ủng hộ Ukraine và kêu gọi ngừng bắn ở Trung Đông.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 18/10 đã cam kết phát triển các tiêu chuẩn chung cho trang thiết bị quân sự, nhằm nâng cao khả năng tương thích và phối hợp tác chiến giữa 32 quốc gia thành viên.

Sáng 19/10, một máy bay không người lái (UAV) của lực lượng Hezbollah ở Liban đã vượt qua lưới phòng không Israel và tấn công vào Tư dinh của Thủ tướng Israel nằm sâu trong lãnh thổ nước này.

Việc Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar có thể được Tổng thống Mỹ Joe Biden sử dụng làm lý do để gây sức ép buộc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chấm dứt cuộc chiến ở Dải Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ, ông Biden có thể không có đủ trọng lượng để nhà lãnh đạo Israel khuất phục và hành động theo ý mình.

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, đang dẫn trước đối thủ đảng Dân chủ, bà Kamala Harris, ở cả 7 bang chiến địa nhưng với khoảng cách không đáng kể.