Nghệ nhân may áo chần bông
Theo thời gian, áo chần bông dần vắng mặt trong đời sống đô thị, nên người làm chần bông thủ công trong thời đại nay ngày càng hiếm. Tuy nhiên, chính điều đó đã khơi dậy niềm khao khát gìn giữ và hồi sinh một giá trị văn hóa. Đối với nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ, chiếc áo chần bông không chỉ là trang phục giữ ấm, mà còn là một biểu tượng gắn kết giữa các thế hệ, gắn liền với những giá trị gia đình.

Khác với những chiếc áo chần bông xưa với những gam màu tối cơ bản, màu sắc của những chiếc áo chần bông ngày nay được pha trộn và mở rộng với sắc hồng, xanh, đỏ…những sắc màu rực rỡ, nổi bật. Các đường chần cũng được nghệ nhân sáng tạo và cách điệu với những tên gọi như đường chần hạt gạo, chần quả trám,… làm những chiếc áo trở nên sinh động, đa dạng và hiện đại hơn. Qua đường kim mũi chỉ, các đường chần không chỉ thể hiện kỹ thuật tỉ mỉ, chi tiết, mà đòi hỏi cả tình cảm của người thợ trong đó.




Với tình yêu dành cho những chiếc áo chần bông, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ còn tổ chức các buổi triển lãm và workshop nhằm lan tỏa giá trị văn hóa tới các thế hệ, đặc biệt đến thế hệ trẻ. Qua đó, chị mong muốn không chỉ giới thiệu kỹ thuật chần bông mà còn truyền cảm hứng, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp nối hành trình gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa trong đời sống hôm nay.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thiết kế, sản xuất áo chần bông truyền thống, bà Trịnh Bích Thuỷ vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam năm 2022.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.
Một địa điểm kinh doanh cà phê ở quận Nam Từ Liêm đã có sáng kiến hay để giáo dục truyền thống, lan tỏa tình yêu nước cho thế hệ trẻ, hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.
Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.
Tháng 4, Hà Nội bắt đầu đón những tia nắng đầu hè cũng là lúc những vườn dâu tằm bước vào mùa chín rộ và những người nông dân lại tất bật thu hoạch.
Không chỉ giúp nâng cao thể chất, các buổi tập thể dục nhịp điệu vào buổi tối còn là dịp để mọi người nạp lại năng lượng, giao lưu, gắn kết và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
0