Nhân dân bày tỏ tri ân, tiếc thương trên Sổ tang điện tử kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng | Hà Nội tin mỗi chiều
Từ sáng sớm, các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và bạn bè quốc tế đã dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Với sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân cả nước gửi những lời chia buồn sâu sắc và tỏ lòng biết ơn vị lãnh đạo đã cống hiến cả cuộc đời cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Từ ngày 24/7, Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID đã được kích hoạt tài khoản mức độ 2. Thông qua tính năng này, người dân cả nước có thể gửi lời chia buồn, tri ân, chia sẻ ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bạn trẻ Lê Hoàng Anh, Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ tuy chưa được gặp Tổng Bí thư ngoài đời nhưng sự nêu gương về đạo đức cách mạng, sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư của Tổng Bí thư trở thành kim chỉ nam, động lực để Hoàng Anh không ngừng rèn luyện, phấn đấu.
Trên Sổ tang điện tử của ứng dụng VNeID, Hoàng Anh đã viết: "Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nỗi mất mát to lớn cho dân tộc Việt Nam, cháu xin gửi lời chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư và mọi người. Công lao và tình cảm của bác Trọng là vô cùng lớn lao. Là một trong những người con sinh ra trên mảnh đất hình chữ S thân yêu, cháu vô cùng biết ơn và trân trọng những việc làm, công lao to lớn mà Tổng Bí thư đã tận tuỵ, cống hiến suốt đời. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua nỗi đau này và vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng với những gì bác mong đợi”.
Hoàng Anh đã tình nguyện đăng ký tham gia phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang.
Trần Hải Yến – sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi những lời tiếc thương và chia buồn tới gia đình Tổng Bí thư: "Không một từ nào có thể nói hết tấm lòng của bác với nhân dân, cũng không có một lời nào đủ để nói hết niềm tiếc thương của nhân dân với người. Nghiêng mình tiễn bác với tư cách là một người con Việt Nam, một người luôn yêu thương và ngưỡng mộ bác Tổng Bí thư".
Hải Yến cũng bày tỏ “luôn ghi nhớ lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sẽ cố gắng phấn đấu, nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến dựng xây đất nước giàu mạnh".
Rất nhiều người dù chưa từng có cơ hội được gặp trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng họ đều rất kính trọng và dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho ông.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung (phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An) để lại những dòng cảm xúc: “Dù chưa có cơ hội được gặp Tổng Bí thư, nhưng ở miền Nam xa xôi tôi vẫn cập nhật tin tức thường xuyên về Quốc tang. Mấy ngày gần đây, tôi không cầm được nước mắt khi xem những đoạn video về ông. Cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một đời tận tụy vì nước, vì dân. Sự ra đi của bác là một sự mất mát lớn cho đất nước và người dân Việt Nam! Xin vĩnh biệt bác!".
Cùng tâm trạng, chị Hà Tiểu Phương (phường 17, quận Gò Vấp, TP. HCM) bày tỏ lòng biết ơn cùng sự tiếc thương: “Tôi rất muốn gửi lời chia buồn, tri ân đến Tổng Bí thư và gia đình nhưng không biết làm cách nào vì tôi và ông cách nhau hai đầu đất nước. May sao, tính năng này ra đời giúp tôi và hàng triệu người dân Việt Nam khác có cơ hội ghi lại những dòng cảm xúc thiêng liêng. Xin vĩnh biệt Tổng Bí thư của nhân dân. Mong ông hãy yên lòng, ông đã cống hiến một đời vì nhân dân, vì đất nước Việt Nam. Xin khắc ghi công ơn của Tổng Bí thư".
Những ngày qua, hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Điều đó có thể thấy rất rõ trên các trang mạng xã hội, trong các nhóm Zalo cộng đồng. Ngay sau khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra đi vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7, rất nhiều người dân đã thay đổi màu ảnh đại diện, hình nền Facebook chuyển về màu đen trắng. Không ai bảo ai, họ thay ảnh avatar là hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoặc lá cờ rủ để tưởng nhớ ông.
Nội dung mà người ta chia sẻ cho nhau trên không gian mạng những ngày này là hình ảnh vị lãnh đạo của Đảng ăn mặc như một người quê bình dị, ngồi trên chiếu cùng vợ gói bánh chưng Tết trong căn nhà cũ kỹ có những mảng tường loang lổ, với mấy đứa cháu nhỏ xúm xít bên cạnh; là nụ cười hồn hậu của ông khi bế em bé thôn quê; là những câu chuyện về sự gần dân, lòng chính trực, là những lời tưởng nhớ, sự đồng cảm trước mất mát chung.
Mỗi người dân có cách thức thể hiện niềm thành kính dành cho Tổng Bí thư - người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, dân tộc. Nhiều tờ báo đã mở sổ tang điện tử để tất cả người dân, bà con kiều bào ở xa Tổ Quốc có thể bày tỏ tình cảm, sự tiếc thương và lòng biết ơn của mình đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiến sĩ Trần Lê Hưng, giảng viên tại trường Đại học Gustave Eifffel, Pháp, bày tỏ sự cảm phục một nhà lãnh đạo tài ba, một tấm gương sáng về sự nỗ lực, sự cống hiến không ngừng nghỉ.
Trên sổ tang điện tử anh đã viết: “Năm 2018, tôi có vinh dự được diện kiến Tổng Bí thư nhân chuyến công tác của ông sang Pháp. Tổng Bí thư là người có nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo mẫu mực, có tầm nhìn chiến lược, đưa ra những quyết sách lớn cho Việt Nam và trọn đời sống vì Đảng, vì nước, vì nhân dân. Sau khi được tiếp xúc với Tổng Bí thư, được nghe những mong mỏi của Tổng Bí thư về thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài, tôi đã nhận ra vai trò chính trị của một thanh niên. Tôi đã nỗ lực cố gắng phấn đấu bản thân để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Người ra đi nhưng di sản mà Tổng Bí thư để lại mãi mãi trường tồn”.
Do ở tỉnh xa, không về được Thủ đô để viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, rạng sáng 25/7, anh Hà Ngọc Quyết ở xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, đã viết lời chia buồn trên sổ tang điện tử của báo Vietnamnet: “Vô cùng thương tiếc một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một người con ưu tú của dân tộc, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảm ơn Tổng Bí thư đã hết lòng vì dân, vì nước, đã cống hiến hết mình cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Tôi rất kính trọng và tâm đắc câu nói của ông "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Xin vĩnh biệt Tổng Bí thư!".
Mỗi người dân có thể gửi lời chia buồn đến gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lời tri ân đến nhà lãnh đạo vừa vĩnh biệt đồng chí đồng bào trên ứng dụng VNeID thông qua tính năng Sổ tang điện tử, hoặc sổ tang của các tờ báo điện tử.
Công nghệ đã kết nối cảm xúc và kéo mọi người đến gần nhau hơn.
Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.
Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.
Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.
Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
0