Ninh Bình: Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống"

(HanoiTV) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2822/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổ chức triển lãm Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống".

Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống" dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17-24/12 tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình.

Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống" là hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ “Năm Du lịch quốc gia 2021 - Hoa Lư, Ninh Bình” nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Đồng thời, thông qua triển lãm, giới thiệu tới nhân dân trong nước và quốc tế các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề, giữa người sản xuất với du khách.

Cùng với đó, các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật trong khuôn khổ chương trình hứa hẹn mang lại những trải nghiệm giàu cảm xúc cho khán giả; khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc về nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc được kết tinh và tiếp nối qua nhiều thế hệ, từ đó góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Theo kế hoạch, triển lãm được chia thành nhiều khu trưng bày như: Khu trưng bày các di sản được UNESCO vinh danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam; khu trưng bày tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của các nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề: Gốm Phù Điêu (Hải Phòng), chạm bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên - Huế)…; khu kể chuyện bằng nghệ thuật điêu khắc ánh sáng, chủ đề "Hoa Lư - nét cổ kính còn mãi với thời gian".

Khu vực trưng bày "Sắc màu Di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống" của các tỉnh/thành phố sẽ tập trung giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của địa phương, những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu những nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương; các sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu; nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…

Cũng trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian truyền thống "Sắc màu di sản" với các tiết mục trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống như xẩm, ca trù, hát chầu văn, quan họ, hát xoan, bài chòi, đờn ca tài tử, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; trình diễn lễ hội, trò chơi dân gian và các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng của các địa phương.

Các hoạt động được tổ chức đảm bảo thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, an toàn, phù hợp với bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.

Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.