Quảng bá các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống qua hoạt động du lịch
Hà Nội sẽ ưu tiên nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế.
Trong đó Thành phố sẽ tập trung vào 8 nội dung để bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô trong giai đoạn tới nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và nhân dân thành phố, nhất là thế hệ trẻ Thủ đô trong nhiệm vụ bảo tồn, phát triển nghệ thuật ca kịch truyền thống.
Bên cạnh với công tác tuyên truyền, sưu tầm và xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống chuyên nghiệp và không chuyên, các sở, ngành thành phố cũng được giao triển khai thực hiện việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống, tập trung phục dựng một số vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật: Chèo, cải lương, múa rối, kịch để lưu trữ, trưng bày, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thành phố sẽ ưu tiên nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế. Đầu tư kinh phí sưu tầm, tư liệu hóa, in ấn, phát hành thành nhằm lưu giữ các tài liệu, nhạc cụ, vở diễn cổ, tích trò, đoạn trích đặc sắc.
Để tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thành phố cũng sẽ bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp: Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Căn cứ vào loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, các địa phương trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng dự toán kinh phí, lộ trình, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người, hỗ trợ nghệ nhân mở lớp đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0