Chip bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam, Made by FPT"

Tháng 9/2022, lần đầu tiên dòng chíp bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam" đã được các kỹ sư của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip vi mạch FPT - FPT Semiconductor chính thức công bố. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển dòng chip này được các kỹ sư của FPT thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam. Đó là những nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước.

Tại Ngày hội Công nghệ thường niên của tập đoàn FPT - FPT Techday năm 2023, những con "chip make in Việt Nam, made by FPT" đã được giới thiệu trang trọng giữa các gian hàng của các đối tác nước ngoài. Dù mới chỉ tham gia ở khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế chip, nhưng đây cũng là những bước đi đầu tiên đầy tự hào của các kỹ sư công nghệ FPT.

Lộ trình này đã được chuẩn bị trong hơn 10 năm qua, và thời điểm gián đoạn chuỗi cùng ứng chip bán dẫn toàn cầu là lúc thích hợp để các con chip make by FPT đi ra thị trường.

Hơn 70 triệu con chip được các khách hàng đón nhận, đó là những thành công bước đầu cho ước mơ phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Theo dự báo, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có giá trị vượt trên 6,16 tỷ USD trong năm tới. Đây chính là động lực để FPT nói riêng và các đơn vị tiên phong khác xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, tiến tới hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các ngành sản xuất công nghệ cao của đất nước. Những bước hoạch định cho tương lai đó đang được triển khai.

Mục tiêu của riêng FPT, đó là đến năm 2030 sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam, và phấn đấu nắm giữ 30% thị phần trong nước. Ngành sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp sẽ tạo nên trụ cột để phát triển bền vững các ngành công nghệ cao của đất nước trong hội nhập toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Hà Nội là điểm đến lý tưởng để trao đổi các vấn đề về công nghệ thông tin, nguồn mở, bán dẫn, điện toán đám mây” - đó là nhận định được đưa ra sau 3 ngày Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024. Tiềm năng, thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng như các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được bàn luận sôi nổi trong suốt 72h qua.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.