Gánh hàng ăn đêm, gợi nhắc về Hà Nội xưa

Hà Nội vốn nổi tiếng với những gánh hàng rong, không chỉ có những gánh hoa mà còn có những gánh hàng ăn đêm mang hương vị ẩm thực Hà thành. Dù chỉ đơn sơ, mộc mạc chẳng có gì ngoài vài ba chiếc ghế, nhưng có không ít những gánh hàng khách vẫn ra vào nườm nượp.

Khu chợ Long Biên vốn sầm uất ban ngày, tĩnh lặng ban đêm, các cửa hàng đã đóng cửa từ lâu, nhưng riêng gánh bánh đa cua của bà Ngọc vẫn đông khách kể từ khi mở hàng lúc 7 giờ tối cho đến khi hết khách lúc 4 giờ sáng hôm sau. Đã 28 năm nay, bà Ngọc vẫn duy trì việc gồng gánh nồi niêu, bát đũa ra đây ngồi bán hàng. Theo chia sẻ của bà Ngọc, đôi quang gánh đã gắn bó với bà suốt bao năm qua từ lúc bán hoa quả, rồi bán bánh đa cua, nhờ đó giúp bà có thu nhập nuôi các con ăn học, xây được nhà cửa đàng hoàng.

Gánh bánh đa cua của bà Ngọc vẫn đông khách kể từ khi mở hàng lúc 7 giờ tối cho đến khi hết khách lúc 4 giờ sáng hôm sau.

Gánh ăn đêm đã từng là một đặc sản của người Hà Nội suốt hàng chục năm qua. Việc gồng gánh tuy có phần vất vả, nhưng những người bán gánh hàng ăn đêm vẫn cố gắng duy trì vì sự yêu thích của thực khách. Như quán bún riêu mang tên bà Điếc nổi danh trên phố Đồng Xuân, Hoàn Kiếm là địa chỉ quen thuộc được nhiều thực khách ghé thăm.

Theo bà Giang Thị Hoa chia sẻ, nghề bán bún riêu là nghề gia truyền của gia đình bà, từ thời mẹ chồng bà bán ở cửa chợ Hàng Da, với đôi quang gánh, mẹ chồng bà đã nuôi được 10 người con trưởng thành. Bà Hoa được mẹ chồng truyền cho nghề này và tiếp tục kế tục truyền thống gia đình với gánh bún quen thuộc. Gia đình bà bắt đầu mở bán hàng từ 6 giờ 30 tối nhưng quán luôn đông khách tới tận 2 - 3 giờ sáng. Trung bình mỗi ngày gia đình bà bán từ 700 đến 800 bát bún riêu.

Chị Siobhan Choi, du khách người Úc rất ấn tượng với quán bún gánh này. Chị chia sẻ: "Bạn trai tôi là người Việt Nam, nên anh ấy đã đưa tôi đi ăn như thế này nhiều rồi. Anh ấy muốn thông qua những món ăn để tôi hiểu hơn về văn hóa, về con người ở nơi anh ấy sống. Tôi đặc biệt thích những món ăn ở Hà Nội. Những con ốc này, miếng chả, miếng thịt mềm ngon với hương vị rất độc đáo. Và đặc biệt là họ để trên những cái gọi là "gánh" như thế, tôi ấn tượng lắm. Những người phụ nữ bán hàng họ rất chăm chỉ và  tôi thật ngạc nhiên, khi thấy họ có thể thức cả đêm".

Trung bình mỗi ngày, gánh bún riêu bà Điếc bán từ 700 đến 800 bát bún riêu

Phở là một món ăn thật đặc biệt của Hà Nội. Nơi đây có nhiều hương vị phở với nhiều biến tấu khác nhau, nhưng giản dị, mộc mạc mà vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thực khách thì chính là phở gánh Hà Nội.

Ngày nay, mỗi khi nhắc đến phở gánh ở Hà Nội, mọi người dường như chỉ nhớ về những kỷ niệm của Hà Nội từ chục năm về trước, nhịp sống chậm rãi và yên bình. Thế nhưng, thức quà bình dị ấy tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng nhưng nó vẫn được lưu truyền tại những góc phố cổ đến tận bây giờ.

Phở gánh phố Hàng Chiếu là một trong những quán phở gánh đêm Hà Nội vô cùng nổi tiếng. Khi khắp nơi chìm vào giấc ngủ thì phở gánh Hàng Chiếu bắt đầu mở cửa vào lúc 3h sáng chào đón thực khách. Gánh phở tuy nhỏ, không biển hiệu rực rỡ nhưng nó đã tồn tại được hơn 30 năm. Phở gánh ở đây chuẩn vị một bát phở Hà Nội xưa. Nước dùng được ninh từ xương, hoà quyện với bánh phở to, mềm dẻo cùng thịt bò tái chín được thái mỏng tạo nên một tô phở nóng hổi, thơm ngon hết ý.

Phở gánh Hàng Chiếu hiện nay đã chuyển vào bán trong nhà, giờ mở bán cũng thay đổi, nhưng những khách quen thuộc của quán vẫn tìm đến đây như một cách để hoài niệm về quán phở gánh nức tiếng ngày nào.

Phở gánh Hàng Chiếu hiện nay đã chuyển vào bán trong nhà nhưng những khách quen thuộc của quán vẫn tìm đến đây như một cách để hoài niệm về quán phở gánh nức tiếng ngày nào.

Giờ, không khó để biết ở Hà Nội còn có bao nhiêu gánh hàng ăn đêm bởi số lượng chì còn trên đầu ngón tay. Nhưng với nhiều người, chừng nào vẫn còn những người gồng gánh thức ẩm thực đậm chất Hà Thành trên phố, thì chừng ấy người ta còn tìm đến, để tận hưởng nốt nét xưa cũ đang thưa vắng dần trong cuộc sống của người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.