Tảo mộ cuối năm

Tảo mộ cuối năm không chỉ là nét đẹp truyền thống của người Việt, mà còn chứa đựng sự giáo dục về đạo lý "uống nước nhớ nguồn", là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với ông bà tổ tiên.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Sau Tết ông Công, ông Táo là khoảng thời gian các gia đình bắt đầu rục rịch đi tảo mộ theo phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Các nghĩa trang của thành phố thời gian này cũng đông đúc người đến tảo mộ từ sáng sớm.

6 giờ 30 phút sáng, không khí ở nghĩa trang Yên Kỳ đã rất nhộn nhịp. Những ngày này, công việc của các nhân viên quản trang ở đây vì thế mà bận rộn hơn nhiều. Anh Phan Trung Đức, nhân viên nghĩa trang Yên Kỳ cho biết: "Những ngày cuối năm, khách thăm viếng rất đông nên chúng tôi phải đi sớm hơn, về muộn hơn. Khi nào công việc hoàn thành thì chúng tôi mới về".

Dù đường đến nghĩa trang khá xa nhưng năm nào chị em nhà bà Lê Minh Hoa cũng giữ nếp đi tảo mộ của gia đình cuối năm. Cứ sau Tết ông Công, ông Táo là các bà lại sắp sửa lễ, hoa quả lên nghĩa trang thắp hương cho các cụ. 

9 giờ sáng, lượng người đến tảo mộ ngày càng đông, người già, thanh niên, trẻ nhỏ đủ cả. Đa phần họ đi cùng cả gia đình. Gia đình ông Phạm Mạnh Tuấn năm nào cũng tập trung đủ từ ba đến bốn thế hệ cùng nhau đến đây thắp hương cho các cụ.

"Các con cháu trong nhà thì công việc cũng rất bận, nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng sắp xếp sao để đi tảo mộ được đông đủ nhất. Vợ chồng tôi là con trưởng nên đã thông báo trước cho mọi người để chuẩn bị, sau đó thống nhất thời gian và thông báo lên nhóm chung của gia đình", ông Tuấn nói.

Tranh thủ hương khói và mời các cụ về nhà ăn Tết xong, vợ chồng ông cũng dành chút thời gian để dạy bảo các con về lễ nghi trong gia đình. 

Chị Vũ Thị Thu Hương có bố, mẹ và anh trai đều nằm ở nghĩa trang Yên Kỳ. Năm nào chị cũng lên đây vài ba lần. Những dịp lên tảo mộ, chị cũng tranh thủ ôn lại những câu chuyện trong kí ức và dạy dỗ cậu con trai về truyền thống gia đình. Chị Hương chia sẻ đã được truyền lại những lễ nghi truyền thống từ chính bố mẹ mình, chị trân trọng những điều đó và sẽ tiếp tục truyền lại cho các con.

Tảo mộ cuối năm là một nét đẹp truyền thống của người Hà Nội, một nghi lễ đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi gia đình, là dịp để con cháu tỏ lòng biết hơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Đám cưới của NSND Như Quỳnh và nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo những năm 1980 từng gây sốt bởi sở hữu những tấm ảnh cưới có màu đầu tiên tại Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Cờ Tổ quốc không chỉ tung bay rực rỡ trong các dịp lễ lớn của đất nước, mà hàng ngày những lá cờ còn được treo trang trọng trong các ngõ phố. Việc làm đẹp không gian sống đã biến ngõ phố trở thành điểm đến ấn tượng của du khách.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.