Làng trong phố

Mối quan hệ giữa “phố” và “làng”, “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành, hòa quyện với nhau, đan xen nhau trong kiến trúc, lối sống, hành vi ứng xử của người Hà Nội. Phố vẫn thấp thoáng mái chùa, vẫn hội hè, đình đám. “Tâm thức làng” ẩn hiện trong từng con phố, trong mỗi gia đình.

Lịch sử Hà Nội là lịch sử phát triển của một đô thị từ làng lên phố và trong phố có làng”. Với vị thế Thủ đô của cả nước, từ rất lâu, Hà Nội đã là “mảnh đất vàng” để người dân bốn phương tụ hội về đây làm ăn, buôn bán rồi lập nên “ba mươi sáu phố phường”. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, một đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

Hà Nội là một trong những đô thị đẹp bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng nói, Hà Nội là một ngôi làng, nói vậy không có nghĩa chê bai gì. Ngay cả khi người dân thủ đô coi mình là tinh túy đất nước hay thậm chí là trung tâm của cả nước, thì Hà Nội, thành phố thủ đô này vẫn không đem đến cảm giác đây là đô thị lớn thật sự. Xe cộ nườm nượp, những công trình xây dựng, những tòa nhà cao vút, những khu nhà chung cư xám xịt. Nhưng dù có những dấu hiệu đô thị đó, Hà Nội vẫn giữ chất thôn quê của mình. 

Trong phố có làng, hay làng trong phố, “phố” và “làng”, “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành, đan xen nhau trong kiến trúc, lối sống, hành vi ứng xử, của người dân Hà Nội. 

Tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, làng đua nhau lên phố. Kinh tế phát triển nhưng nếp sống văn hóa không kịp theo. Lối sống làng xã, tùy tiện trong ứng xử nơi công cộng là một ví dụ điển hình cho cái chất “thôn làng” đôi lúc lại trỗi dậy trong cung cách ứng xử của "người hàng phố”.

Đô thị hóa đòi hỏi người dân cũng phải chuyển động song hành, phải tự trang bị cho mình một lối sống, cách ứng xử khác hẳn với trước kia. Tuy nhiên, cái tư duy “đất lề quê thói” của người làng thì vẫn còn đó. Dẫu đã là thị dân, nhưng cách ứng xử của văn hóa làng vẫn đậm đặc, trọng tình hơn lý. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của văn minh đô thị, thể hiện rất rõ trong văn hóa giao thông. Với quan niệm "đường ta, ta cứ đi” cùng lối sống tùy tiện, những thị dân này muốn “nhanh” nên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, muốn “tiện” nên xả rác bừa bãi trên đường, dù trên phố không thiếu thùng rác công cộng. Những hành động thiếu văn minh ấy, không còn là chuyện lạ trên đường phố Hà Nội.

Sự hợp lưu của những dòng văn hóa từ các nơi khác tiếp tục được Hà Nội tiếp nhận, phát huy tiếp biến các dòng văn hóa ấy theo hướng đi đúng đắn, tạo cơ hội mới cho sự phát triển. Làng lên phố và quá trình đô thị hóa là không thể tránh, nhưng dẫu không gian làng có đổi thay thì văn hóa làng vẫn là sợi dây kết nối bền chặt mỗi cá nhân với cộng đồng. Và để gìn giữ, phát huy giá trị đẹp đẽ của văn hóa làng, cần có một sự dung hòa. 

Quang cảnh Hà Nội nhìn từ trên cao có thể nhận thấy từ sự đan xen tương phản giữa nhà cao tầng với thấp tầng, mật độ cao với mật độ thấp, có quy hoạch với không quy hoạch, hiện đại với truyền thống...Hà Nội như một “ngôi làng”, dù từ lâu, cái làng ấy đã bị vây quanh bởi bêtông, sắt thép, lý do không phải nhiều khu dân cư vẫn tự gọi mình là “làng”, mà còn chính bởi những con người, những góc phố, những ngôi nhà, cùng với lối sống, văn hoá nơi đây đã tạo lên “ngôi làng” ấy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.