Nhà máy dệt khăn Keffiyeh truyền thống ở Palestine

Thời trang là luôn luôn cập nhật và đổi mới sáng tạo, nhưng vẫn không thể bỏ qua những giá trị truyền thống. Ở khu Bờ Tây của Palestine, có một nhà máy dệt truyền thống duy nhất đang hoạt động. Suốt hơn 60 năm qua, nhà máy này vẫn miệt mài hoạt động, tạo nên những sản phẩm mang giá trị văn hóa truyền thống lâu đời cho người dân địa phương.

Trên một sườn đồi ở trung tâm thành phố Hebron, 16 máy dệt đang hoạt động hết công suất để dệt nên những chiếc khăn Keffiyeh, loại khăn trùm đầu Ả rập truyền thống cho nam giới Palestine. Ông Izzat Hirbawi và các anh trai của mình được thừa kế nhà máy dệt Hirbawi từ cha của họ. Giờ, các con ông cũng nối gót cha mình. 

Thành lập nhà máy vào năm 1961, cha của ông Hirbawi là một thương gia ở Syria, nơi ông từng nhập khẩu khăn Keffiyeh. Nhưng sau đó, ông quyết định chuyển đến Hebron để xây dựng xưởng sản xuất. Khởi đầu chỉ có 2 máy, đến năm 1964, nhà máy được nâng cấp lên 16 máy và hoạt động cho đến ngày nay.

Mất khoảng nửa giờ để dệt nên mỗi chiếc khăn Keffiyeh. Nhà máy có 300 mẫu Keffiyeh, được dệt từ chỉ nhập khẩu từ Ấn Độ với 70 màu sắc khác nhau. Nơi đây sản xuất khoảng 250 đến 500 chiếc khăn mỗi ngày, trong đó 80% sản lượng dành cho xuất khẩu.

Trong quá trình sản xuất, ông Hirbawi giữ nguyên hình dạng của khăn Keffiyeh truyền thống, song cũng tạo ra những họa tiết và màu sắc khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khăn Keffiyeh hình vuông có màu đen và trắng là biểu tượng của Palestine. Ngày nay, nhiều người già vẫn đội Keffiyeh trên đầu vào các dịp lễ quốc gia. Tuy nhiên, khăn Keffiyeh nhiều màu sắc cũng đã trở thành một phần của xu hướng thời trang mới.  

Ông Izzat Hirbawi, chủ nhà máy dệt Hirbawi cho biết: “Keffiyeh đã và sẽ luôn là một biểu tượng, một di sản của Palestine. Chúng tôi cùng con cháu chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ nó.”

Theo quan niệm của người Palestine, khăn Keffiyeh thể hiện sự chân thành và tình yêu đối với anh em, gia đình và tổ tiên. Với những giá trị truyền thống lâu đời, khăn Keffiyeh được coi là một trong những di sản của văn hóa Palestine. Thời nay, hoa văn và phong cách của chiếc khăn cũng được ứng dụng trong thiết kế quần áo hàng ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Fashion Show "Cội nguồn tinh hoa hội tụ" là chương trình đầy sáng tạo giữa cựu sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp - những người đã và đang đóng góp cho sự phát triển của ngành thời trang và các sinh viên hiện tại, những tài năng trẻ nhiệt huyết. Sự kết hợp đã mang đến một đêm thời trang ấn tượng cho khán giả, những người yêu thích thời trang tại Thủ đô Hà Nội.

Tối 14/11, tại tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam, hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa gây ấn tượng với màn trình diễn vedette trong bộ sưu tập “Đủng đỉnh” của Cao Minh Tiến. Qua đó, cô mong muốn cùng nhà thiết kế góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa hầu đồng Việt Nam.

Lấy cảm hứng từ mùa đông Hà Nội đầy thi vị, nhà thiết kế Đức Hùng đã gây ấn tượng mạnh mẽ với bộ sưu tập “Có một mùa đông như thế” trong buổi mở màn của Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024 - Aquafina Vietnam International Fashion Week Fall/Winter 2024.

Tối 13/11, nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường ra mắt bộ sưu tập "Sóng xanh," mở màn tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam 2024. Điểm nhấn là sự xuất hiện của mẹ anh, bà Hà Minh, trên sàn diễn, tạo nên khoảnh khắc đầy cảm xúc cho khán giả.

Fashion show “Cội nguồn tinh hoa hội tụ” được tổ chức nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội vào tối 12/11. Đây là dịp để các thế hệ gặp gỡ, kết nối, chia sẻ và tiếp tục phát triển giá trị thẩm mỹ trong thời trang Việt Nam

Buổi hội thảo với chủ đề "Xu hướng người tiêu dùng 2026" đã diễn ra sôi nổi, cung cấp cho các nhà hoạch định chiến lược cũng như công chúng đam mê thời trang những kiến thức sâu về xu hướng chi phối người tiêu dùng.