Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ không chỉ là yêu cầu giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, các trường học cần đối mặt với nhiều thách thức, từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.
Tại giờ học của cô và trò ở Trường phổ thông liên cấp HAS, Hà Nội, trong suốt 45 phút chỉ nói tiếng Anh. Giờ học trở nên sôi nổi với các phương tiện và hình ảnh hỗ trợ.
Học sinh Nguyễn Thùy Minh, Trường HAS, chia sẻ: “Em cảm thấy giờ học rất là thú vị. Ngoài ra, em còn học được thêm cách giao tiếp với các thầy nước ngoài, học thêm được từ vựng, các ngữ pháp bổ ích để sau này có thể áp dụng vào trong cuộc sống".
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy một số môn học chính khóa đã được Ban Giám hiệu Trường phổ thông liên cấp HAS triển khai từ vài năm trở lại đây, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh và học sinh.
Thầy giáo Hoàng Lân - Hội đồng học thuật, Trường phổ thông liên cấp HAS - cho hay: “Khi đưa môn Toán giảng dạy bằng tiếng Anh vào trong nhà trường, tôi thấy rằng khả năng thích nghi của học sinh rất tốt. Thứ nhất, nhìn vào nội dung, Toán bằng tiếng Anh hay là Toán bằng tiếng Việt cũng như nhau cả. Việt Nam vốn có lợi thế về những môn như Toán và Khoa học. Hơn nữa, các gia đình cũng đều coi trọng phần tiếng Anh nên tôi nghĩ việc này hoàn toàn khả thi".
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một lộ trình dài. Hiện nay, nhiều trường đã triển khai dạy các môn học bằng tiếng Anh, đặc biệt là Toán, Khoa học, Công nghệ. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đủ điều kiện để thực hiện.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - cho biết: “Một số trường phổ thông cũng gặp phải những khó khăn. Ví dụ như là trình độ học sinh chưa đồng đều. Lớp có 45 cháu, để mà luyện cho từng cháu nói được tiếng Anh trôi chảy như người bản địa cũng rất là khó. Vấn đề đặt ra ở đây là các con không có môi trường. Môi trường tiếng Anh hơi ít để cho các con có thể phát huy được việc giao tiếp với người nước ngoài".
Tiếng Anh không chỉ là công cụ giúp học sinh tiếp cận tri thức toàn cầu mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Với chiến lược đúng đắn và sự đầu tư bài bản, mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam không còn là điều xa vời.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0