Châu chấu rang, hồi ức đẹp những ngày thơ ấu

Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.

Trong những ngày mùa màng thất bát hoặc những buổi tối se lạnh, các bà, các mẹ trong làng thường tụ tập quanh bếp lửa, bên cạnh những chiếc chảo gang cũ kỹ, rang từng mẻ châu chấu vừa bắt được trong ruộng lúa hay vườn cây. Châu chấu là loài côn trùng nhỏ bé, nhưng lại là nguồn thực phẩm dồi dào, dễ dàng tìm thấy trong thiên nhiên. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân đã biến chúng thành món ăn lạ miệng mà đầy bổ dưỡng, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa đựng một phần ký ức, một phần cuộc sống khó khăn của những người dân nghèo.

Một trong những món ăn bình dị ở làng quê Hà Nội khi xưa chính là món châu chấu rang. Cũng bởi, châu chấu là một thức ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng lại phải theo mùa, chẳng phải cứ muốn ăn bất cứ thời điểm nào cũng có. Chính vì thế, bọn trẻ ở làng khi xưa hay nói đùa rằng châu chấu là lộc trời cho, có nhiều tiền cũng chưa chắc mua được.

Thông thường, mùa châu chấu không có quanh năm, mà chỉ xuất hiện vào các vụ gặt. Thời điểm khi những cánh đồng bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng như những tấm thảm khổng lồ thì mùa vui của bọn trẻ con cũng bắt đầu khi tha hồ ra đồng tìm bắt các loại châu chấu, cào cào, muồm muỗm.

Chẳng rõ các loại châu chấu, cào cào, muồm muỗm từ đâu đến nhưng có lẽ hương lúa chín cũng khiến chúng xốn xang theo bước chân người nông dân. Mặc dù thân hình châu chấu có phần tương đồng giống như màu cỏ, màu lá lúa nhưng vẫn không làm khó được những đứa trẻ chăn trâu.

Cách bắt châu chấu thông thường không khó, mải chơi thì căng màn rồi dùng gậy lùa chúng vào. Theo kinh nghiệm của nhiều người lớn trong làng, những con châu chấu vào mùa gặt bao giờ cũng béo tròn, da căng bóng bẩy. Để bắt được châu chấu ngon, nên chọn những con đầu nhỏ, bụng nhiều trứng hoặc có màu xanh mạ non.

Những buổi trưa sau giờ tan trường, lũ trẻ trong làng sẽ rủ nhau đi bắt châu chấu. Những đứa trẻ háo hức đến độ ăn vội vàng bữa cơm trưa, rồi mặc kệ trời trưa nắng nóng, lon ton chạy ra cánh đồng, quần xắn tận bẹn, tay cầm chiếc chai to hoặc tận dụng cái bao tay của mẹ, chầm chậm lội hết ruộng trên đến ruộng dưới để đuổi bắt châu chấu. Thậm chí, có hôm say mê đến độ cả bọn bị lá lúa cứa xước cả chân, tứa máu mà cũng không để ý.

Dụng cụ bắt châu chấu cũng được tận dụng từ túi ni lông, nẹp bằng khung dây thép uốn tròn, buộc thêm cái cán dài để dễ cầm hoặc đôi khi chỉ là cái bao tải dứa cũ mẹ bỏ thế là đã có một đồ nghề bắt chấu hữu hiệu. Hoặc đơn giản có khi tiện đi làm đồng, chỉ cần dùng tay không, một lúc đã vồ được cả một xà cạp châu chấu. Cũng có thể dùng vợt thì mỗi lần vợt được cả dăm, bảy, thậm chí cả chục con.

Châu chấu thấy động thì bay xào xạc, nhưng do trời nhá nhem tối, châu chấu không thể bay được xa. Chỉ một đoạn chúng lại dừng lại và nép mình trên lá lúa. Người đi bắt, nếu cần mẫn, chỉ một vài tiếng là được cả cân châu chấu. Châu chấu có rất nhiều loại, như chấu chấu lúa và châu chấu tre. Châu chấu lúa tuy thân hình nhỏ nhưng đanh, ngon, rắn thịt và rất thơm. Châu chấu tre thì ít khi được người khác tìm bắt để chế biến món ăn, chỉ đôi khi có vài con lẫn vào cùng với châu chấu lúa. Châu chấu tre thân mình to nhưng rỗng, khi rang lên thì có vị giòn tan.

Khi đem châu chấu về, người ta thường chuẩn bị một nồi nước sôi, rồi khéo léo luồn cả bao, đổ cả túi vào nồi nước để chần qua. Sau đó, chúng được mang ra nhặt hết cánh, chân, tiến hành rút ruột, bỏ đầu, rửa sạch và đem rang. Trước khi rang châu chấu, phải chuẩn bị chút lá chanh và nước dưa chua thì mới hợp vị. Cuối cùng, nêm thêm ít gia vị như tương, nước mắm vào đảo cho ngấm. Nếu muốn món ăn ngon hơn thì trước khi bắc ra nên rắc ít mì chính và rải lá chanh vào đảo qua rồi dọn ra đĩa. Cứ thế, cả nhà vừa ăn vừa râm ran trò chuyện đủ mọi điều từ chuyện ruộng đồng đến nhà cửa, cảm giác ấm áp vô kể.

Châu chấu rang đã ngon rồi, nhưng còn ngon hơn khi tìm được trong đĩa một con châu chấu cái với cái đuôi to đùng, béo bùi toàn trứng, mấy đứa trẻ vùng quê lúc nào cũng lấm lem lại tranh nhau chí choé.

Đến tận bây giờ, với những người con của vùng ngoại thành Hà Nội, khi đã trưởng thành, có lẽ sẽ chẳng ai quên được vị ngon béo bùi của món châu chấu… đặc trưng mùi vị mưa nắng đồng quê, của hương lúa mới. Có đôi lần vào mùa châu chấu, mỗi khi ngang qua chợ phố, bản thân thường rẽ vào mua một vài lạng về ăn như muốn tìm lại chút hương vị của tuổi thơ. Dù thế, vẫn cảm thấy châu chấu bây giờ dường như không được ngon như châu chấu của ngày xưa, dẫu vẫn chế biến theo cách cũ với đủ đầy gia vị mà không sao tìm lại được đúng hương vị đã từng ăn, hương vị của những con châu chấu một thời tuổi thơ mình tự tay đi bắt.

Món châu chấu rang, giản dị nhưng đầy ắp ký ức về một thời nghèo khó, gắn liền với những buổi chiều đông lạnh, khi những bà mẹ đứng bên bếp lửa rang từng mẻ châu chấu giòn tan, thơm nức mùi tỏi ớt. Dù là món ăn bình dân, châu chấu rang lại thể hiện sự sáng tạo và tinh thần vượt khó của người xưa, khi mỗi bữa ăn là bài học về sự kiên cường và tinh tế trong cuộc sống.

Ngày nay, khi những món ăn xưa dần thành hoài niệm, hương vị châu chấu rang vẫn vương lại trong lòng những người từng sống qua thời ấy. Món ăn ấy không chỉ là ký ức về một thời đã qua, mà còn là biểu tượng của sự chịu đựng, tình người và sự gắn kết trong những ngày tháng khó khăn.

User
Ý KIẾN

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.

Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.

Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.

Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.

Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.

Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.

Trên nhiều tuyến phố trung tâm của Thủ đô, hoa phong linh đang khoe sắc vàng khiến ai đi ngang cũng muốn dừng lại đôi chút, ngắm nhìn và lưu lại những khoảnh khắc cho riêng mình.

Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.

Giữa phố phường Hà Nội, có một khu chợ nhỏ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám lúc nào cũng rộn rã tiếng chim, thanh âm phố phường được góp vui bởi dàn hòa ca líu lo từ sáng sớm.

Hà Nội đang trong tiết giao mùa, cũng là thời điểm nhiều loài cây thay lá.

Bún thang là món ăn trứ danh trong danh sách ẩm thực Hà Nội, với cách chế biến cầu kỳ và lượng nguyên liệu đồ sộ.

Giữa nhịp sống bận rộn của Thủ đô, những tiệm giặt khô là hơi đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người, giúp họ tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong thời điểm giao mùa.

Trà chiều không chỉ là sở thích mà còn là thói quen và thú vui tao nhã của nhiều người, trở thành một phần nhịp sống của Hà Nội - giản dị mà đầy thi vị.

Cuối tháng 3, phố phường Thủ đô có sức hấp dẫn lạ kỳ với những mảng màu sinh động của nhiều loài cây đang thay lá xen lẫn các loài hoa cùng khoe sắc.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.

Những chiếc lá, vỏ quả hay ngọn cỏ vô tri, vô giác qua bàn tay của những người phụ nữ đã được được tái sinh với một hình ảnh khác đẹp đẽ và lâu bền hơn so với vòng đời ngắn ngủi trước đây.

Có những người lặng lẽ góp tình yêu nghệ thuật vào nhịp sống Hà Nội. Họ không chỉ gìn giữ những giá trị đẹp đẽ mà còn lan tỏa đam mê đến thế hệ trẻ.

Công việc sửa chữa xe máy là cách để những người thợ hoà mình vào nhịp sống của Thủ đô, để họ liên tục "quay đều" vòng quay những chiếc bánh xe của mọi người.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Thiên nhiên như dành nhiều ưu ái hơn cho Thủ đô trong tháng Ba này, khi người dân được chìm đắm trong muôn màu hương sắc của hoa ban, hoa sưa và hoa bưởi.

Con phố Lương Văn Can ngày nay vẫn giữ trọn nét duyên thầm của Thủ đô, lưu giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống, tinh hoa của người thợ làm nghề giữa nhịp sống hiện đại.

Thu hoạch rau tại vườn đã giúp nhiều người dân Hà Nội có những phút giây thư giãn giữa thiên nhiên, yên tâm khi có thực phẩm an toàn cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Mỗi cây cầu ở Hà Nội như người chứng kiến nhịp sống hối hả hàng ngày. Từng ngày qua đi, những hành trình qua cầu lại tiếp tục mang theo biết bao câu chuyện của ngày mới.

Cứ đến tháng 3, hoa phong linh lại nở vàng rực trên tuyến đường của khu đô thị Park City (phường La Khê, quận Hà Đông), thu hút nhiều cư dân, du khách đến ngắm hoa, chụp hình.

10 giây đếm ngược, những khoảnh khắc vui vẻ đã được máy ảnh photobooth ghi lại rồi in ra ngay lập tức, lưu giữ những ngày tháng vui vẻ bên nhau mà sau này khó có thể tìm lại.

Đi trong đêm Hà Nội giữa lặng yên, người ta như thể khám phá ra một vẻ đẹp ẩn sâu của thành phố mà những lớp văn hóa đan chồng lên nhau như những lớp trầm tích của thời gian. Một vẻ lặng yên bí ẩn mà quyến rũ.

Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.

Khi thành phố lên đèn cũng là chợ hoa đêm Quảng Bá bắt đầu nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Là khu chợ đầu mối buôn bán các loại hoa tươi lớn nhất trong nội đô, ngày nào nơi đây cũng đông khách.

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Trên con phố Ngũ Xã, đâu đó vẫn vang lên tiếng đục, tiếng mài, tiếng giũa của những người thợ đúc, gợi nhớ về một làng nghề đúc đồng nổi danh ngày nào trên đất Thăng Long xưa.

Hà Nội không chỉ có những con ngõ ẩm thực nổi tiếng trên phố cổ, mà còn có những con ngõ chuyên bày bán mặt hàng đặc biệt. Ngõ 1A Tôn Thất Tùng (trước kia là ngõ A8 Khương Thượng) chính là một con ngõ như vậy.

Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.

Giữa nhịp sống hối hả ở Hà Nội, có những bạn sinh viên đang từng ngày theo đuổi đam mê, tạo nên những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Đoạn phố nối giữa phố Hàng Mành và phố Đường Thành, đối diện chợ Hàng Da, có tên gọi là phố Yên Thái. Con phố chỉ như một con ngõ nên nếu không quan sát kỹ, nhiều người dễ nhầm tưởng Yên Thái là một con ngõ của phố Đường Thành.

Những chùm hoa sưa trắng muốt đã làm sáng lên những không gian xưa cũ của Hà Nội, khi những hạt mưa xuân và cơn gió thoảng cũng không thể xua hết làn sương mờ đầu tháng Ba.

Giữa nhịp sống tất bật, hối hả của Thủ đô, ngày càng nhiều phụ nữ chọn cách sống tĩnh lặng, chậm rãi cảm nhận từng khoảnh khắc trong cuộc đời.

Những món quà 8/3 dù nhỏ bé nhưng đủ để mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, gửi gắm tình cảm của người tặng đến với một nửa của thế giới.

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là món quà quê giản dị mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Việc duy trì thói quen luyện tập sau giờ làm không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn mang lại sự cân bằng trong cuộc sống giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội.

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).