Chúc Tết đầu năm
Phong tục chúc Tết đầu năm mới là một nét đẹp trong văn hóa Tết của người Á Đông. Phong tục đó vẫn được nhiều thế hệ gia đình người Việt duy trì và coi như một nghi thức thiêng liêng trong ngày đầu năm mới.
Sáng mùng 1 Tết, gia đình chị Đào Thuý (Nam Sơn, Sóc Sơn) sẽ gọi các con dậy sớm để làm cơm thắp hương các cụ tại gia. Sau đó cả nhà chị sẽ sang nhà ông bà nội để chúc Tết và hẹn gặp các anh chị em trong gia đình. Chị Thuý chia sẻ vẫn giữ truyền thống chúc Tết hàng năm và mong muốn các con sẽ cảm nhận được sự ý nghĩa trong nét đẹp văn hoá của dân tộc.
Đối với chị Ngô Hà Linh (Nam Sơn, Sóc Sơn), chị thường sẽ đi chúc Tết những người hàng xóm vào sáng mùng 1 Tết, sau khi đã chúc Tết xong hai nhà nội ngoại. Theo chị Linh, "bán anh em xa, mua láng giềng gần", chúc Tết bà con hàng xóm sẽ giúp cho tình cảm được bền chặt hơn.
Truyền thống chúc Tết ngày nay lại càng thêm ý nghĩa và gắn kết tình cảm mọi người, khi ai cũng có cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Những giây phút sum vầy trò chuyện, sẻ chia có lẽ chỉ ngắn ngủi trong những ngày Tết, nhưng vẫn mang đến thật nhiều cảm xúc và niềm vui.
"Được gặp gỡ nhau, được nhìn thấy nhau, tay bắt mặt mừng... điều đó quá tuyệt vời. Xuân đi xuân lại đến, nhưng cứ được gặp nhau, chúc nhau sức khoẻ là hạnh phúc nhất", anh Nguyễn Thành Trung (Nam Sơn, Sóc Sơn) vui vẻ nói.
Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức đến nay vẫn giữ phong tục cả làng cùng đi chúc Tết. Bắt đầu từ gia đình nhỏ, đến gia đình lớn. Người trẻ chúc sức khỏe người già, người cao niên mừng tuổi trẻ nhỏ. Cứ thế, phong tục chúc Tết ngày đầu năm đã ăn sâu vào nếp sống của người dân nơi đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác như một giá trị văn hóa truyên thống không thể thay đổi.
"Chúc Tết đầu năm là để gắn kết các thành viên trong nhà với nhau và trong từng dòng họ, để mọi người có năm mới vui vẻ, đoàn kết, bình an và năm mới phát đạt", ông Cao Văn Hiền (Đức Giang, Hoài Đức) chia sẻ.
Phong tục chúc Tết đầu năm đã, đang, và vẫn sẽ mãi được duy trì, không chỉ để mọi người được sum vầy, quây quần trong những ngày Tết, mà còn là những trải nghiệm, những nét đẹp trong văn hoá dân tộc mà cha ông gửi gắm đến thế hệ trẻ Việt Nam.
Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.
Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.
0