Giữ trọn niềm tin

Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đài (14/10/1954 - 14/10/2024), chúng tôi - những thế hệ đã và đang gắn bó với Đài Hà Nội vô cùng tự hào khi cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành gắn liền với những giai đoạn lịch sử của Đài Thủ đô.

Đọc lại những trang truyền thống của Đài, về những đóng góp của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, hay đơn giản chỉ là những công nhân đường dây truyền thanh trong những năm sau hòa bình lập lại, hay chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chúng tôi rất xúc động.

Nhà báo Lê Thị Ánh Mai - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng biên tập Đài Hà Nội.

Trong 12 ngày đêm năm 1972, từ dưới hầm chỉ huy của lực lượng phòng không nhân dân thành phố, trên đầu là bom đạn, tiếng nói Hà Nội vẫn vang lên, tỏa đi khắp nội ngoại thành. Giọng nữ phát thanh Nguyễn Thị Thìn của Đài Hà Nội đã đi vào lịch sử, thể hiện cho ý chí quật cường của Thủ đô, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy.

Dù là thế hệ sau nối tiếp những thế hệ đi trước, nhưng tôi cũng đã có 25 năm gắn bó và dành trọn thanh xuân cho Đài Hà Nội. Trưởng thành từ phóng viên, trải qua nhiều vị trí công tác, tôi càng thấu hiểu công sức đóng góp của đồng nghiệp cho những hoạt động của Đài. Có rất nhiều kỷ niệm chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ suốt chặng đường cùng làm việc, cùng phấn đấu, cùng chia sẻ những khó khăn, những niềm vui trong ngôi nhà chung Đài Hà Nội.

Đài Hà Nội đã qua những giai đoạn thăng trầm. Dù trong giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, tôi vẫn giữ vững niềm tin: chúng tôi sẽ cố gắng, sẽ vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một cơ quan báo chí lớn nhất của Thủ đô. Tôi hiểu, bên cạnh chúng tôi là những lãnh đạo có quyết tâm, những cán bộ có năng lực, những phóng viên, kỹ thuật viên có trình độ. Nhưng hơn tất cả, ở tôi, ở họ là tình yêu sâu nặng với Đài Hà Nội. Tình yêu và niềm tự hào về Đài Hà Nội chính là động lực để chúng tôi làm việc không mệt mỏi.

Suốt nhiều năm qua, Đài Hà Nội luôn khẳng định vị trí rất quan trọng trong các cơ quan báo chí của Thủ đô, được lãnh đạo Trung ương và thành phố tin tưởng, được nhân dân yêu mến, tin cậy. Đặc biệt, Đài thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phản ánh, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ, của thành phố, cập nhật tin tức thời sự trên các hạ tầng truyền thông. Cùng với đó, Đài Hà Nội còn có rất nhiều các chương trình về văn hóa, giải trí, góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần ở Thủ đô.

Ban Tổng Giám đốc Đài Hà Nội tại Lễ tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023, với những thành tích đặc biệt của Đài.

Tôi đã có may mắn được tham gia sản xuất và chỉ đạo thực hiện nhiều sự kiện chính trị quan trọng của thành phố, trong đó có tổ chức thực hiện các đợt truyên truyền về Đại hội Đảng bộ thành phố và Đại Hội Đảng toàn quốc từ năm 2012 đến 2023. Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện hàng trăm chương trình truyền hình trực tiếp, hàng chục cầu truyền hình, trong đó có những cầu truyền hình để lại tiếng vang lớn, khẳng định vị thế của Đài Thủ đô. Như phải kể đến các cầu truyền hình:  “Sống mãi với Thủ đô” (2016), “Hồn thiêng sông núi” (2017), “Lá phiếu của niềm tin” (2021), “Lễ khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô” (2023).

Nhà báo Lê Thị Ánh Mai trực tiếp chỉ đạo cầu truyền hình với 7 điểm cầu trên cả nước “Lễ Khởi công đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô”, ngày 25/6/2023

Qua mỗi chương trình, mỗi sự kiện lớn được đảm nhận, chúng tôi trưởng thành hơn, có bản lĩnh hơn, được tin tưởng hơn. Đặc biệt, tôi không bao giờ quên hai năm đối diện với hiểm nguy từ “kẻ thù giấu mặt” đó là đại dịch Covid-19. Từng giờ, từng phút đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng những phóng viên của Đài Hà Nội vẫn sẵn sàng bước ra tuyến đầu trong đợt tuyên truyền cao điểm phòng chống dịch bệnh. Tôi đã có những đêm không ngủ cùng đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên để “trực chiến” cập nhật từng giờ, từng phút diễn biến của dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông của Đài.

Những năm gần đây, Đài Hà Nội cũng như nhiều cơ quan báo chí khác đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội. Kinh tế báo chí gặp nhiều khó khăn. Một giai đoạn mới nhiều thử thách mới lại đặt ra với Đài Hà Nội. Cùng với sự quan tâm lớn của thành phố, sự quyết liệt đổi mới của đội ngũ lãnh đạo trẻ, sự chung sức của tập thể, Đài Hà Nội đã những bứt phá rõ rệt. Tin tức nhanh hơn, phong phú hơn, nhiều chương trình được đổi mới tạo ra sức sống mới, các nền tảng số phát triển mạnh mẽ. Đài Hà Nội đã nhanh chóng lấy lại vị thế là "Top 10 kênh truyền hình được xem nhiều nhất ở khu vực Hà Nội"; "Top 10 cơ quan chuyển đổi số xuất sắc".

Mặc dù phải chia tay Đài Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới tại Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vào đầu năm 2024, tạm biệt nơi mình đã yêu thương gắn bó suốt 25 năm, nhưng tôi vẫn luôn dõi theo những bước phát triển của Đài, vẫn dành nhiều thời gian nghe xem tin tức và các chương trình của Đài Hà Nội. Đặc biệt, Đài Thủ đô với ngành văn hóa và thể thao thành phố có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết, cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Và tôi vẫn giữ trọn một niềm tin, khi mạch nguồn truyền thống được khơi dậy, trí tuệ được phát huy, Đài Hà Nội chắc chắn sẽ có những bước đổi mới, bứt phá mạnh mẽ hơn!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.