Hoàng thành Thăng Long từ di sản thành tài sản

"Giải mã tour đêm Hoàng thành Thăng Long" hay "chạm vào quá khứ" là những sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của Di sản văn hóa thế giới này.

Ngày 1/8/2020, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được Ủy ban di sản thế giới của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng thành Thăng Long  nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.  

Bà Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, cho biết: “Ở Hoàng thành Thăng Long thời gian vừa qua đã tổ chức nhiều hoạt động thể nghiệm để phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Chúng tôi cũng đầu tư vào sản phẩm mới như giải mã tour đêm Hoàng thành Thăng Long hay chạm vào quá khứ, là những sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của Hoàng thành Thăng Long”.

Hoàng thành Thăng Long về đêm.

Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện Unesco tại Việt Nam, cho biết: ''Mỗi khi tới Hoàng thành, tôi đều nhận ra những giá trị khác của di sản này, những giá trị đáng kinh ngạc của Di sản Thế giới UNESCO. Những trải nghiệm thực tế tại Hoàng thành càng khẳng định rằng chính quyền của Thành phố Hà Nội và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một cách xuất sắc công tác gìn giữ và phát huy giá trị của di sản Hoàng thành Thăng long''.

Đổi mới các sản phẩm du lịch dựa trên những di sản sẵn có.

Cùng với Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội còn có nhiều di tích lịch sử khác với những kiến trúc độc đáo, bề dày lịch sử hàng trăm năm thậm chí cả nghìn năm, mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Ông Jonathan Wallace Baker cho biết: “Tôi thường nói với các đồng nghiệp rằng đây là quốc gia tuyệt vời, chúng tôi có những đối tác tuyệt vời, vì nhìn thấy và ghi nhận vai trò quan trọng của văn hóa cả ở dạng vật thể và phi vật thể. Không phải quốc gia nào cũng làm được việc này và chúng ta không có nhiều quốc gia đồng thời đề cao giá trị của di sản vật thể lẫn phi vật thể như vậy”.

Theo Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil: “Hà Nội có nhiều di sản, di tích lịch sử rất đẹp. Tôi nghĩ rằng Hà Nội đã và đang làm rất tốt trong việc gìn giữ các giá trị di sản này”.

Hà Nội được coi là thành phố di sản với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng với gần 6.000 di tích lịch sử, văn hóa, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, 1 di sản văn hóa thế giới. Gìn giữ các di sản là một trong những quan tâm hàng đầu của Thủ đô.

Cùng với Hà Nội, các thành phố khác của Việt Nam đã và đang gìn giữ  những ti tích lịch sử, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Việc giữ gìn những giá trị văn hóa đó không chỉ giúp Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thu hút du lịch mà còn giúp các thế hệ mai sau hiểu hơn về nền văn hóa, lịch sử của dân tộc. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.