Nhớ hương trà Bắc
Ba tôi lấy hộp đựng trà đổ ra lòng bàn tay. Rồi nheo mắt nhìn từng cánh trà nhỏ xíu, cong khô có màu đen hơi mốc trắng, miệng lẩm bẩm: "Ừ trà ngon! Trà Thái chính hiệu".
Là dân nghiện trà, nên nhìn qua ba biết ngay loại nào là trà ngon. Ngồi nhâm nhi chén trà màu vàng xanh thơm phức, hơi chan chát và có vị ngọt đằng sau. Thói quen có từ những ngày trên đất Bắc, đã theo ba đến tận giờ. Ngót ngét cũng gần 50 năm.
Đôi mắt ba nhìn xa xăm, hình như ông nhớ về điều gì mà đã từ lâu rồi ông quên, hay cất vào đâu đó. Ba tôi đã gần 90 tuổi, cái tuổi mà sống một ngày hay một ngày. Tôi không cần vẽ cho mình một tương lai đẹp đẽ huy hoàng. Chỉ cần một ngày được thở, được sống như thế này là tôi vui lắm. Vui vì đời tôi chưa phải mồ côi cha.
Nhớ lần đầu tiên theo ba đi Hà Nội. Tôi thấy ông thường ra hàng nước đầu hẻm uống trà. Ba đưa tay xoa xoa chiếc bình ủ ấm đan bằng mây rất tinh xảo rồi gật đầu. Bà chủ hàng nhẹ nhàng: "Chè cháu mới pha mời bác dùng".
Ba lấy li rồi tự rót, chén trà chất lừ, ba uống từng ngụm chíp chíp đầu lưỡi. Rồi bảo: "Chị cho tôi xin vài thanh kẹo lạc". Cô hàng nước nhìn ba: "Chắc bác mới trong Nam ra?". Ba gật đầu rồi ngước lên vòm xanh: "Hàng cây mát quá!"
Hà Nội trong tôi là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những hàng chè chén, những bác xích lô ngồi đợi khách. Mọi người vui vẻ nói cười bên nhau rất thân tình. Con người gần nhau hơn. Khi mà sự phân hoá xã hội ngày càng rõ rệt, đạo đức con người có phần xuống cấp, thì vẫn còn có những giá trị tốt đẹp đáng để chúng ta nâng niu trân trọng.
Có lần huyện nhà tôi có đoàn công tác ra Hà Nội. Vì không hiểu về văn hoá uống nước chè hè phố, khi về có người trong đoàn hỏi ba tôi: "Ngoài Hà Nội uống trà cũng phải trả tiền anh Năm ơi!".
Ba tôi đáp trả ngay: "Chú mày ngốc lắm! Trước khi đi đâu ít ra cũng phải tìm hiểu xem vùng đất mình đến có nét đặc sắc nào chứ? Trà trong này mà phục vụ khách là thứ trà bổi năm chục ngàn đồng một cân. Người ta nấu nước sôi rồi đổ vào cái thùng to ai muốn uống bao nhiêu thì uống, sau khi mình ăn xong tô bún của quán họ. Còn trà ngoài đó là trà loại A họ nấu nước họ pha rồi ủ nóng phải tính tiền cho họ chứ? Mình làm cán bộ mà nói năng mất quan điểm quá!".
Ký ức của tôi vẫn lưu giữ mãi hình ảnh của Hà Nội với những hàng cây xanh mát được trồng ngay ngắn hai bên đường. Giữa cái nắng hè gay gắt thỉnh thoảng dừng lại lấy chai nước trong ba lô uống một hơi, nghỉ một chặp rồi đạp xe đi tiếp. Đó là Hà Nội năm tôi 16 tuổi, một cô bé miền Trung được ba dẫn ra ga Diêu Trì mua vé rồi tự mình lên tàu ra Hà Nội chơi chỗ nhà anh chị. Tôi thấy biết ơn người trồng cây, đã để lại cho cuộc đời, cho bạn, cho tôi tài sản vô giá. Những hàng cây xanh theo thời gian mà già đi, những thế hệ con người nối tiếp nhau trồng thêm cây.
Thỉnh thoảng trên tivi tôi đã nhìn thấy những góc quay vội trong bản tin thời sự. Những tấm biển quảng cáo, tờ rơi được dán, đóng đinh chi chít trên những thân cây một cách thô bạo. Có rất nhiều cây cổ thụ bị chết một cách vô lí. Liệu những cá nhân có hành vi bức tử cây xanh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Đất nước đang phát triển, môi trường cần phải được đưa lên hàng đầu. Lợi ích của cây xanh với môi trường có lẽ không ai không hiểu. Nhưng vì sao cây xanh vẫn bị bạo hành?
Giờ tôi hiểu tại sao khi về hưu ba trả nhà cho nhà nước rồi dẫn mẹ con tôi về quê vỡ đất lập vườn. Khu vườn của ba lúc nào cũng rợp bóng mát cây xanh mùa nào thức nấy. Những buổi trưa hè nồng nực, ba ngồi bên ấm trà dưới bóng cây mát rượi. Ba nhớ về Hà Nội. Đó không phải là nơi sinh ra, không phải là nơi trở về. Mà nơi ấy đã hun đúc nuôi dưỡng ba tôi trở thành người cán bộ có tri thức.
Ba tôi giờ ở cái tuổi gần đất xa trời. Những cán bộ, chiến sĩ miền Nam một thời tập kết ra Bắc cùng ba nay chỉ còn trên đầu ngón tay. Kí ức xưa ùa về mùi thơm của ấm trà Thái. Dòng sông La Tinh uốn quanh mang hơi mát toả lên những ngôi làng thanh bình. Ba lại nhớ sông Hồng, nhớ cầu Long Biên, nhớ những hàng cây xà cừ xanh mát, nhớ giọng nói ngọt ngào của cô hàng nước: "Trà mới pha cháu mời bác ạ!".
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?
0