'Như có Bác trong ngày đại thắng' 'đất nước trọn niềm vui'
Nhạc sĩ Đoàn Bổng chia sẻ: "Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà làm cho người nghe cùng reo vui theo, mà tôi cho rằng đó là reo vui theo trong âm nhạc. Ông đã dồn cảm xúc của mình vào trong bài hát để rồi vang lên niềm tự hào của mỗi người dân trong đó".
Bài hát là tiếng lòng của nhạc sĩ, như một tuyên ngôn về niềm hạnh phúc, khi đất nước hoàn toàn giải phóng: “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho rằng bài hát "gây một không khí hết sức sôi động, phấn chấn, phấn khởi để chào đón ngày thống nhất đất nước...".
Cùng với "Đất nước trọn niềm vui", "Như có Bác trong ngày đại thắng" mang âm hưởng hào hùng, tha thiết, thể hiện niềm xúc động sâu sắc và lòng biết ơn vô bờ bến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời khắc dân tộc vui niềm vui chiến thắng.
“Như có Bác trong ngày vui đại thắng” chứa đựng nhiều điều mà ngay cả tác giả cũng chưa lý giải được thấu đáo, bởi bài hát viết trong khoảng thời gian rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tiếng đêm 28/4, và ca khúc đã dự đoán sau “30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông” thì kháng chiến sẽ thành công.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại: "bài hát được tôi viết vào đêm 28, chỉ có 2 tiếng đồng hồ thôi nhưng chẳng phải sửa chữ nào cả. Có lẽ bài hát hợp với mọi người vì khi viết tôi viết điệp khúc trước. Khi Bác mất các nhạc sỹ có phổ bài thơ của Bác đều có câu vì độc lập vì tự do/đánh cho Mỹ cút đánh cho nguỵ nhào...".
“Đất nước trọn niềm vui" và “Như có Bác trong ngày đại thắng" đã trở thành những ca khúc không thể thiếu trong những ngày đại lễ lịch sử. Hai bài hát không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, mà còn có ý nghĩa lịch sử to lớn, biểu tượng cho tinh thần lạc quan, chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Hai ca khúc này đã trở thành những bài ca bất hủ và là niềm tự hào của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, hai bài ca đặc biệt này vẫn luôn ngân vang.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.
0