Tò he đang dần bị lãng quên
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) kể: "Sinh ra ở làng nghề truyền thống thôn Xuân La, tôi theo nghề các cụ từ bé, được học nghề từ ông ngoại, bố, các chú các bác ở trong làng. Đến khi trưởng thành tôi theo nghề đó luôn.
Tôi thấy con giống của người Hà Nội xưa đã từng làm, nó đẹp quá, thứ nhất nó đẹp, thứ hai nó có giá trị văn hóa rất cao, từng con giống có từng câu chuyện khác nhau. Trong những con giống đó vừa có giá trị nghệ thuật vừa có chiều sâu văn hóa".


Nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã cải tiến để những con giống tò he hôm nay đẹp và bền hơn xưa: ''Về chất liệu để làm con giống này tôi có sáng kiến thay đổi phù hợp hơn. Ngày xưa các cụ làm, chơi xong thì có thể ăn được, nhưng sản phẩm không được bền vì làm chủ yếu để ăn chơi một vài hôm nó bị nứt.
Tôi đã cho các phụ gia vào để bền hơn, nó phục vụ cho việc làm nghề tốt hơn. Ví dụ như sản phẩm nâng cao được giá trị nghệ thuật. Nếu chúng ta không có sự cải tiến, làm ra một con rất là đẹp, cầu kỳ công phu, vài hôm đã hỏng thì công sức bỏ ra rất lãng phí".

Mấy năm gần đây, lượng hàng bán được khá chạy. Anh Hậu huy động anh chị em trong nhà, dạy cho học sinh làm. Mấy năm gần đây, năm nào anh cũng mở lớp học hè cho học sinh.
"Năm nay, bộ nghê hình trâu tôi bán rất đắt hàng mọi người rất ưa chuộng mặc dù giá cao. Có một số con giống kỹ thuật làm rất đặc biệt và độ khó cao, cần những người thợ yêu nghề và kiên trì mới có thể theo đuổi được.
Tôi mong muốn kiếm được nhiều bạn trẻ yêu nghề hơn, kiên trì hơn để tôi có thể đào tạo chuyên sâu và để tôi truyền nghề tôi đã học được cho các bạn đó", anh Hậu nói.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách nhận xét: "Hậu là người có trí, khéo tay, có tâm và yêu nghề, rất là hiếm".
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 theo Kế hoạch số 81 về phát triển ngành nghề nông thôn của UBND thành phố Hà Nội.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
Giữ gìn làng nghề không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà còn tạo ra giá trị kinh tế mới. Việc gia nhập mạng lưới Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới là cơ hội đưa làng nghề Hà Nội vươn tầm quốc tế, nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc.
UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ trao bằng của UBND thành phố công nhận “Nghề truyền thống Hà Nội” cho Cốm làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu vào sáng 9/3.
Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, không chỉ là dịp quy tụ các cây dáng thế khác lạ, mà còn để những người yêu cây, giới sưu tầm tìm về, góp phần định hướng sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.
0