‘Dòng chảy di sản’: Lễ hội vùng đất cố đô Hoa Lư

Những ngày qua, nhân dân và du khách đã được sống trong một không khí sôi động, tràn đầy niềm tự hào cùng Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề “Dòng chảy di sản”.

Diễn ra từ ngày 24 - 30/11 với chuỗi các hoạt động đặc sắc, ấn tượng, dòng chảy di sản tại Festival Ninh Bình đã mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới, một cách tiếp cận sáng tạo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.

Festival lần này đã tạo được tiếng vang lớn, để lại dấu ấn đậm nét với công chúng về một bức tranh đa sắc màu văn hóa xuyên suốt chiều dài của lịch sử.

Bà Lê Thị Hải Yến - Tổng đạo diễn Festival Ninh Bình lần thứ III, cho biết: “Chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng về tình yêu lịch sử đến với công chúng và giới trẻ, nền tảng của quốc gia phải phát triển từ lịch sử và văn hóa. Ninh Bình đã xác định định vị thương hiệu là đô thị di sản thiên niên kỷ và hành trình dòng chảy di sản cũng chính là hành trình đi qua tất cả các kinh đô và các triều đại, gần như chúng ta xem Festival lần này, chúng ta có thể hiểu gần như đầy đủ lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ với những tích chuyện, câu chuyện, dã sử, chính sử rất là hào hùng được dàn dựng hoành tráng”.

Tiếp nối thành công của Festival Ninh Bình năm 2022, 2023, Festival lần thứ III năm 2024 lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, tôn vinh những làng nghề, các nghệ nhân nghề truyền thống của vùng đất Cố đô Hoa Lư, lễ hội đường phố ngập sắc màu dân gian với các nghề thủ công truyền thống. Đây được xem là một dấu ấn đặc biệt của Festival Ninh Bình, nơi giao lưu, gặp gỡ của các sắc màu văn hóa di sản.

Chị Bùi Thị Thu, thành phố Ninh Bình, nhận xét: “Mình thấy không khí rất sôi động. Những năm gần đây thì Ninh Bình, nhất là du lịch rất phát triển, thường tổ chức các chương trình lễ hội cho công chúng tham quan miễn phí và các hoạt động phong trào thì rất thu hút, và mình hy vọng tỉnh sẽ tổ chức nhiều chương trình này hơn nữa”.

Festival Ninh Bình lần thứ III đã khép lại đầy ấn tượng và bùng nổ cảm xúc với đêm đại nhạc hội âm nhạc dân gian điện tử được tổ chức trong không gian đặc biệt của Khu du lịch sinh thái Thung Nham. "Í a Fest" là điểm kết độc đáo thể hiện sự vươn tầm của chuỗi lễ hội, góp phần xây dựng thành công thương hiệu lễ hội riêng của Ninh Bình trên con đường hội nhập và phát triển.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, cho biết: “Hướng lớn của Ninh Bình xây dựng đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo và phấn đấu để Ninh Bình trở thành một trung tâm lớn có giá trị thương hiệu cao về công nghiệp văn hóa, du lịch cũng như kinh tế di sản, thì việc tổ chức festival năm nay đem lại hiệu quả to lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc cũng như thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế”.

Việc Ninh Bình liên tục đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức Festival qua từng năm đã góp phần lan tỏa rộng khắp những giá trị di sản, giá trị văn hóa truyền thống, làm cho di sản văn hóa thực sự là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó góp phần quan trọng xây dựng thành công thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trung tâm lớn có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi không khí Tết Ất Tỵ 2025 bắt đầu tràn ngập, tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), một xưởng chế tác tượng đang thu hút sự chú ý với những mô hình rắn khổng lồ độc đáo.

Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ của nghệ thuật ướp trà, pha trà rồi thưởng trà…, tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà riêng có của người Hà Nội xưa.

Quận Hoàn Kiếm vừa khánh thành dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực ngõ Hàng Bông – Tống Duy Tân, đánh dấu thêm một dự án nghệ thuật công cộng sau phố bích hoạ Phùng Hưng và Cửa Nam.

Là tuyến phố thơ mộng nằm ven hồ Tây, đường Quảng An có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Ở bất cứ điểm nào của con phố, du khách đều có thể ngắm được mặt nước mênh mông của hồ Tây.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để mỗi người, mỗi nhà đều có thể chọn cho mình những điểm đến vui xuân ý nghĩa.

Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở phố cổ Hà Nội bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tới nay, với sự tham gia của nhiều trung tâm, đoàn nghệ thuật và câu lạc bộ truyền thống lẫn hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn riêng của phố cổ Hà Nội. Toàn bộ 20 điểm biểu diễn đều phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan.