Hấp dẫn các hoạt động văn hoá tại phố cổ Hà Nội
“Chuyện phố Hàng” là tour diễn thực cảnh đầu tiên ở khu Phố cổ Hà Nội, một điểm nhấn đặc sắc trong chuỗi 20 hoạt động do quận Hoàn Kiếm tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, không gian của một gia đình Hà Nội xưa làm nghề thuốc Đông y được tái hiện.
Bà Trần Thị Thuý Lan, nguyên Phó trưởng Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết: "Chúng tôi cũng mong muốn rằng, những nội dung hoạt động như thế này cũng sẽ được triển khai nhiều hơn nữa, như là một mô hình để về sau những điểm di sản của khu Phố cổ Hà Nội cũng như các trung tâm văn hóa cũng sẽ có nhiều chương trình thực cảnh giới thiệu tới du khách trong công tác bảo tồn những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của khu Di sản Quốc gia".
Nhân dịp này, quận Hoàn Kiếm tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật trong khu Phố cổ. Điểm nhấn là trưng bày giới thiệu thành tựu 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia; trưng bày chủ đề Đồng Ta, giới thiệu về lịch sử, văn hóa Đông Sơn, nghề đúc và chế tác đồng của người Việt; Triển lãm ảnh “Chạm khắc đình trong phố”, trưng bày hình ảnh và ứng dụng các hoa văn chạm khắc của các đình trong phố vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trưng bày di sản văn hoá Phú Yên tại khu Phố cổ Hà Nội.
"May mắn là được tỉnh Phú Yên và các nghệ nhân ở Hà Nội hậu thuẫn, chúng tôi sau một năm đã làm ra một bộ sản phẩm gọi là Gốm cổ Sa Huỳnh. Nhân dịp này, chúng tôi cũng trưng bày bộ sản phẩm đầu tiên về Gốm cổ Sa Huỳnh", anh Đàm Đại Hữu, Giám đốc Công ty TNHH du hành Đại Hữu - Phú Yên chia sẻ.
20 năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa khu Phố cổ Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; đặc biệt, khu phố đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của khu vực này luôn được bảo tồn và phát huy, nhiều di tích nhỏ cũng đã được đánh thức, trở thành những không gian sáng tạo hấp dẫn với cộng đồng.
Quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục đổi mới, sáng tạo để đưa Phố cổ Hà Nội trở thành điểm đến không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước, gắn với phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội.
Nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ kỷ niệm nhằm nhìn lại chặng đường 20 năm và tiếp tục phát huy giá trị di sản này trong tương lai.
Chào đón năm mới 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem bưu chính “Tết Ất Tỵ”.
Chiều 1/12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa, với đội hình hơn 1.000 người, cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.
Làng nghề vàng mã Phúc Am và sơn mài Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) đang được Sở Du lịch Hà Nội cùng các đơn vị lữ hành xúc tiến xây dựng sản phẩm tour di sản văn hóa nhằm phục vụ khách quốc tế.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị đã phối hợp tổ chức tọa đàm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc đang được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
0