Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường hướng tới thực chất

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên thiết yếu. Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã trở thành nhu cầu từ cả hai phía và ngày càng đi vào thực chất, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.

Trường Đại học Thương mại đã xây dựng cổng thông tin việc làm dành cho sinh viên. Bên cạnh các công việc được gợi ý từ hệ thống, các tổ chức, doanh nghiệp đối tác của trường có thể chủ động đăng tin tuyển dụng trên cổng. Nhà trường cũng đã tạo sẵn tài khoản cho toàn bộ sinh viên đại học chính quy để các em có thể tạo CV, tìm kiếm các thông tin về hướng nghiệp, tuyển dụng và tìm kiếm việc làm phù hợp từ cổng thông tin việc làm này.

Ông Trần Quốc Thắng, TGĐ Công ty TNHH ICAR Việt Nam cho biết: “Trước đây chúng tôi thường phải sử dụng kênh tuyển dụng mất phí và cũng có rất nhiều đối tác cạnh tranh. Việc được đăng tải thông tin miễn phí lên cổng thông tin việc làm của một trường đại học sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Phạm Tuấn Anh, CEO Công ty Cổ phần JobOKO toàn cầu cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ nhà trường đưa các giải pháp và tích hợp AI vào tạo ra hệ thống thông tin việc làm phong phú hơn, gợi ý việc làm cho sinh viên chính xác hơn. Cùng với đó là rất nhiều tiện ích khác giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm theo khoa, theo ngành".

Cùng với Cổng thông tin việc làm, Mạng lưới tổ chức, doanh nghiệp đối tác của Trường cũng được ra mắt gồm hơn 150 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, qua đó giúp doanh nghiệp, nhà trường và người học sẽ có được những hợp tác chuyên sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

Ông Trần Vũ Linh, Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Cơ điện Phương Linh cho biết: “Doanh nghiệp rất mong muốn được đồng hành cùng nhà trường tham gia vào quá trình đào tạo, đồng hành cùng sinh viên, tạo thêm cơ hội việc làm cho các em sau tốt nghiệp".

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, từ sau dịch Covid-19 đến nay, số lượng người lao động thất nghiệp của Hà Nội liên tục giảm. Tuy nhiên, Hà Nội đang xây dựng một nền kinh tế tri thức, là nơi tập trung đông lao động trình độ cao, có bằng đại học bởi vậy theo thống kê, nhóm lao động có trình độ đại học hiện là nhóm thất nghiệp cao nhất. Gắn kết doanh nghiệp - nhà trường để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên là rất cần thiết, rút ngắn khoảng cách cung và cầu lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.