Lan đột biến có thật sự 'sốt' trở lại ?

Trong thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội (MXH) liên tục xuất hiện các bài đăng rao bán lan đột biến. Các hội nhóm chơi lan cũng liên tục đưa thông tin về việc mua bán, trao đổi lan đột biến khiến nhiều người tin rằng lan đột biến đang "sốt" trở lại.

Những ngày qua, rất nhiều hội nhóm trên các trang MXH liên tục xuất hiện những bài đăng mua bán các cây lan đột biến lên tới hàng trăm triệu đồng, kèm theo đó là thông tin mời chào như "đầu tư và giữ được lan sẽ thắng lớn".

Lan đột biến được bán tràn lan trên MXH

Cụ thể, trên một diễn đàn về hoa lan, một cây hoa giống 6 mắt phụng tiên được "hét" giá 99,9 triệu đồng hay một cây lan đột biến giống 5 cánh trắng kinh bắc được rao bán với giá 350 triệu đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, người chơi lan và người kinh doanh cần hết sức cẩn thận, cảnh giác với chiêu trò "ôm" chờ giá. Rất có thể, đây là của các tiểu thương. 

Theo nhiều người chơi lan lâu năm cho biết, thời điểm 2020 khi lan đột biến sốt giá, cũng vì tin theo trào lưu, cứ nghĩ dễ dàng đổi đời, nhiều người đã sẵn sàng bán nhà, bán đất đầu tư lan nhưng rồi lại trắng tay vì lan đột biến.

Trước đó, vào năm 2020, những loại lan từng gây sốt với mức giá lên tới cả tỉ đồng/cm như đại cát, kinh bắc, ngọc sơn cước, tuyết đỉnh hồng... Từ năm 2022 - 2023, những loại này giá chỉ còn khoảng vài triệu đồng một chậu lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Bắc Từ Liêm về việc thực hiện Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Với tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số mới ra mắt, báo Kinh tế và Đô thị sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay.

Tại Lễ phát động tháng cao điểm "Vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2024" do UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức tối 16/10, Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ gần 28 tỷ đồng.

Từ khi có các tuyến xe buýt ra các vùng xa ở ngoại thành, rất nhiều người đã từ bỏ mô tô, xe máy để chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng này. Cùng trải nghiệm xe buýt 52A lộ trình từ Công viên Thống Nhất đến Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau với tổng kinh phí đầu tư 2.400 tỷ đồng, chủ sở hữu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư.

Sau mười năm không thay đổi giá vé xe buýt, từ tháng 11 tới đây, vé xe buýt tại Hà Nội được điều chỉnh tăng để giảm bớt gánh nặng hỗ trợ từ ngân sách, tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh.