Ngôi chùa không đốt vàng mã

Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.

Theo ước tính, mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng gần 5.800 tỷ đồng hóa thành tro bụi. Không chỉ lãng phí tiền của mà việc đốt vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Đáng nói, phong tục đốt vàng mã cũng không có trong văn hóa Phật giáo. Nhiều nhà chùa không tán thành việc đốt vàng mã.

"Vàng mã thứ nhất là gây lãng phí về kinh tế, những tờ tiền in màu sắc như thế, mất bao nhiêu tiền, xong mình đốt mình hóa đi thì rất là lãng phí. Tiền đấy nếu như mình có lòng thành dâng lên Phật, dâng lên tổ tiên thì mình có thể làm công đức, điều đó còn thiết thực hơn", chị Phạm Thị Thủy, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, nói.

Còn chị Nguyễn Thị Hường, huyện Thường Tín, cho rằng: "Người ta bảo là Phật ở trong tâm. Mình có tâm thì Phật ở đâu cũng được chứ không nhất thiết là phải dâng vàng mã, đốt hương khói, đến lúc bụi mù mịt lên. Như nhiều chùa, dân vào lễ đông lại thi nhau tìm chỗ đốt vàng mã, thứ nhất là khói, thứ hai là bụi và cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn".

Chiếc lư đồng dùng để hóa vàng mã ở chùa Yên Phú nhiều năm nay bỏ không, người ta không còn thấy cảnh đốt giấy mã rực lửa, khói cay sè mắt. Ngay cả việc thắp hương, nhà chùa cũng chọn hương vòng không khói, mọi người đến lễ bái thành tâm trong khung cảnh yên bình, bầu không khí vô cùng dễ chịu. Trong lành, tĩnh lặng và uy nghiêm… đó là quang cảnh tuyệt vời trong ngôi chùa.

"Chúng ta không nên ngăn cản ước nguyện cao quý của người ta, nhưng mà trong đạo Phật dạy là tu mới chuyển được nghiệp. Anh phải hướng thiện, phải làm nhiều điều thiện thì mới chuyển được nghiệp, mới được tăng phúc. Mà anh có được tăng phúc thì mới có được những lợi thế là sức khỏe, là phúc phần. Người ta nói rằng có phúc có phần, có đức mặc sức mà ăn mà. Cho nên mình xây dựng cho mình có cái thiện, cái đức, cái phúc rồi thì từ đó nó lại sinh ra sức khỏe, sinh ra mọi thứ tốt đẹp với mình. Cũng do mình tu mình mới chuyển được nghiệp, nhân nào quả đó. Tinh thần của đạo Phật nó là như vậy", Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nói.

Bình an vốn không nằm ở việc đốt nhiều hay ít vàng mã, mà nằm trong tâm của mỗi người. Hiểu rõ về tinh thần của đạo Phật, sống thiện lương và không ngừng cố gắng, bản thân mỗi người cần nỗ lực xây dựng và hoàn thiện chính mình, đó chính là góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.

Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.

UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.